Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD và ước năm 2020 sẽ đạt hơn 35,2 tỷ USD.
Mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu của ngành sẽ đạt 55 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 11,6%.
Để đạt được kết quả này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS khẳng định, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hiệp hội sẽ tập trung tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách còn bất cập với Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành…
Ngoài ra, Hiệp hội sẽ làm tốt vai trò cầu nỗi giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm hình thành chuỗi cung ứng dệt may đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do; kết nối các trường, viện trong nước với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 ; trong đó nhà nước quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp dệt may lớn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án dệt nhuộm; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bỏ thuế VAT cho các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu (giống như vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi liên kết…
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành dệt may đã rất thành công trong giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt trong việc phòng, chống dịch bệnh và duy trì sản xuất năm 2020.
Sự thành công này có dấu ấn của VITAS khi có nhiều kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành báo cáo tác động của dịch bệnh và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc về xuất khẩu thời trang, liên kết các doanh nghiệp…
Trong giai đoạn vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết như: FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EAEU, CPTPP, EVFTA, RCEP… Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 28,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 đã đạt 38,9 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 9,55%.
Đặc biệt, giá trị xuất siêu có sự tăng trưởng: năm 2016 đạt 11,1 tỷ USD, năm 2019 đạt 16,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ thì đến năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới.
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may; xây dựng và sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong năm 2021.
Để ngành dệt may Việt Nam đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD, đảm bảo việc làm cho 3 triệu lao động vào năm 2025, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, Hiệp hội và ngành dệt may cần tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, có giải pháp ứng phó kịp thời với các tác động của các xung đột thương mại đang diễn ra, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Ngoài ra, VITAS cần làm tốt hơn nữa vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp để hình thành chuỗi cung ứng; kết nối doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế, các khách hàng để nâng cao vị trí dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; giữa các doanh nghiệp với Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước để kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, tháo gỡ những rào cản cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tập trung giải quyết những khâu còn yếu như: Thiết kế và phát triển thương hiệu để tiến tới xuất khẩu sản phẩm bằng thương hiệu của chính mình; chuyển mạnh từ gia công sang các hình thức có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao hơn.
Tại đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025), Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã thông qua tuyên bố và nghị quyết của đại hội, đồng thời thực hiện bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Theo đó, ông Vũ Đức Giang tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Đại hội cũng đã bầu ra 16 phó chủ tịch./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ hội nào cho ngành dệt may, da giày sau dịch COVID-19?
13:17' - 11/12/2020
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch COVID-19, ngành dệt may và da giày vẫn đạt được sản lượng xuất khẩu cao, khả năng liên kết đã tốt hơn
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định RCEP vẫn là bài toán khó với ngành dệt may
17:05' - 05/12/2020
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các ngành hàng trong nước; trong đó, có ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu dệt may năm 2020 ước đạt hơn 35 tỷ USD
17:08' - 01/12/2020
Chiều 1/12, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã chủ trì cuộc họp báo thông tin về Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025) - Tổng kết năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Siết chặt quản lý địa bàn trước diễn biến phức tạp
20:12'
Cục Quản lý thị trường các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc về việc tăng cường giám sát địa bàn, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng nhằm đẩy giá lên cao và thu lời bất chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí về Ngày làm việc thứ ba của Đại hội XIII: Biểu quyết thông qua số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 đồng chí
19:46'
Ngày 28/01/2021, Đại hội làm việc tại Hội trường. Buổi sáng, Đại hội tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Nâng cao vị thế trong sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu
18:21'
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo nên một nền tảng phát triển to lớn cho kinh tế đất nước; trong đó, lĩnh vực công nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương
18:17'
Đặc biệt, đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Doanh nghiệp hướng đến sản xuất bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn
18:15'
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng mô hình này vào sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
“Chốt” thời gian bồi thường các hộ dân bị ảnh hưởng do thi công Quốc lộ 217 tại Thanh Hóa
18:02'
Ban Quản lý dự án Thăng Long đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 huyện Cẩm Thủy và Bá Thước (Thanh Hóa) để chốt các vấn đề liên quan đến việc bồi thường các hộ dân bị ảnh hưởng do thi công Quốc lộ 217.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai Bản đồ chung sống an toàn COVID-19
18:02'
Chiều 28/1, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Bản đồ chung sống an toàn COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 59% diện tích đã có nước gieo cấy vụ Đông Xuân
17:50'
Tính đến 15h ngày 28/1, diện tích có nước gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đạt trung bình toàn khu vực là 307.145 ha, đạt 58,8% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải tạm “đóng cửa” sân bay Vân Đồn 15 ngày
17:45'
Chiều 28/1, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông ký quyết định số 196/QĐ-BGTVT về việc đóng cửa tạm thời Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.