Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định RCEP vẫn là bài toán khó với ngành dệt may
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp ngành hàng này có thể tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định mang lại hay không, vẫn còn là bài toán khó giải.
Hiệp định RCEP chính thức được ký kết vừa qua với sự tham gia của 15 thành viên, tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới.Nhờ vào cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý Hiệp định RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, hiệp định này dự kiến sẽ tạo cơ hội để ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu, hình thành chuỗi cung ứng.
Chia sẻ về tác động của Hiệp định RCEP đối với ngành dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, Hiệp định này sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.Đặc biệt, khác với các hiệp định khác, tại Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ lại là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với Hiệp định RCEP, ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hơn nữa, trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay. Đặc biệt, Hiệp định RCEP sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn cho doanh nghiệp ngành dệt may khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, cơ hội rộng mở với thị trường tỷ dân này.Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng. Nếu như trước đó, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc.
Thì nay với Hiệp định RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
"Ngoài ra, Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo ra động lực phát triển công nghệ dệt may, giúp chuyển dịch cơ cấu dệt may của các nước trong khu vực vào thị trường Việt Nam và bổ sung được phần cung thiếu hụt của Việt Nam.", ông Giang cho hay. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp khá lo ngại khi nguyên liệu từ Trung Quốc với giá rẻ sẽ tràn vào trong nước. Đại diện Công ty Dệt may Thành Công cho hay, trước khi có Hiệp định RCEP, Việt Nam đã phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc, với giá rẻ hơn nhiều so với các thị trường khác. Hiện nay, Hiệp định RCEP đã chính thức được ký kết, hàng nguyên liệu nhập từ Trung Quốc sẽ được tạo thuận lợi về thuế quan khi vào Việt Nam, giá thành sẽ tiếp tục cạnh tranh hơn.Điều này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước gặp khó khăn. Đương nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu, sử dụng nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ có lợi thế, bởi nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vẫn sẽ được chấp nhận.
Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 ông Thân Đức Việt, năm nay, dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, May 10 vẫn đạt tăng trưởng khoảng 3%, không phải sa thải người lao động mà còn tuyển thêm từ tháng 5 trở lại đây.Mỗi hiệp định thương mại tự do sẽ luôn đi kèm cả khó khăn, thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp.
Hiệp định thương mại tự do được ký kết như EVFTA, RCEP với các ưu đãi về thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế để xuất khẩu sang các thị trường, đây là cú hích tốt cho ngành phát triển.
Để tận dụng hiệu quả FTA này, ông Vũ Đức Giang cho hay, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may.Sau đó, chủ động có kế hoạch đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
Ngoài ra, về dài hạn, để hỗ trợ hiệu quả và gỡ bỏ vướng mắc, rào cản cho doanh nghiệp ngành dệt may trong thời gian tới, Vitas kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035; chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu dệt may năm 2020 ước đạt hơn 35 tỷ USD
17:08' - 01/12/2020
Chiều 1/12, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã chủ trì cuộc họp báo thông tin về Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025) - Tổng kết năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu dệt may vào EAEU sắp vượt ngưỡng quy định
19:16' - 23/11/2020
Điều 2.10 của VN-EAEU FTA qui định rõ về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:39' - 14/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:30' - 14/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành, thông xe 5 dự án cao tốc Bắc – Nam
22:17' - 14/04/2025
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành 5 dự án, dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:12' - 14/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp
21:23' - 14/04/2025
Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ sữa giả 500 tỷ đồng
21:05' - 14/04/2025
Trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới
20:34' - 14/04/2025
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD
20:09' - 14/04/2025
Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động đã thống nhất, hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
20:08' - 14/04/2025
Chiều 14/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.