Ngành dệt may Indonesia đối mặt tình trạng xuất khẩu giảm mạnh
Số liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) cho thấy ngành dệt may sử dụng khoảng 1,1 triệu lao động vào năm 2020, chiếm hơn 18% tổng số việc làm của các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn trên cả nước.
Các công ty dệt may Indonesia đổ lỗi khó khăn này là do xuất khẩu giảm mạnh khi nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài lao đốc, tương ứng với sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng tại các thị trường.
Các vấn đề này phù hợp với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu trong năm 2022 và 2023 và lạm phát cao kỷ lục ở nhiều quốc gia, khiến người dân phải cắt giảm chi tiêu cho quần áo để trang trải chi phí nhà ở, năng lượng và thực phẩm.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Indonesia (API) Jemmy Kartiwa cho biết, nhiều khách hàng nước ngoài đã yêu cầu hoãn giao hàng từ hai tháng trở lên, song cho hay hiện chưa có đơn hàng nào bị hủy hoàn toàn. Một số khách hàng cho biết hàng hóa của họ đang chất đống nên không thể nhận thêm.
Ông Jemmy cho hay đơn hàng của các công ty dệt may Indonesia đã giảm 30% trong quý III/2022 và tình hình có thể tồi tệ hơn trong năm tới khi nhiều nhà máy cắt giảm hoạt động từ 7 ngày/tuần xuống còn 5 ngày.
Trong khi Indonesia được coi là "điểm sáng" trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, các nhà sản xuất dệt may nước này cho biết thị trường nội địa không thể bù đắp được cho sự sụt giảm nhu cầu xuất khẩu.
Thị trường nội địa đã tràn ngập hàng dệt may nhập khẩu trong bối cảnh các nước sản xuất hàng dệt may lớn khác - chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, và Bangladesh - tranh giành thị phần trong thị trường toàn cầu đang thu hẹp, trong đó có tại Indonesia.
Ông Nandi, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Quần áo May sẵn ở Bandung, cho biết các nhà máy dệt địa phương quy mô nhỏ và phụ thuộc vào nhu cầu trong nước cũng đang gặp khó khăn.
Ông Nandi cho hay các nhà bán lẻ đã tạm ngừng mua hàng của họ do triển vọng tiêu thụ ảm đạm trong năm tới và giá quần áo nhập khẩu rẻ hơn. Nhiều xưởng đã bán hết máy may và một số chủ xưởng buộc phải đóng cửa.
Các nhà sản xuất dệt may cũng đang đối mặt với khó khăn tương tự. Hiệp hội các nhà sản xuất sợi tổng hợp Indonesia (APSYFI) cho biết hàng nghìn công nhân đã bị cho nghỉ việc không lương.
APSYFI cho hay các công ty thành viên hiện chỉ hoạt động dưới 50% công suất, trong khi một số nhà máy đã giảm sản lượng xuống còn 20%. Một số công ty ghi nhận lượng hàng tồn kho chất đống, buộc phải thuê thêm nhà kho và làm tăng thêm chi phí.
Ông Ferry Hadiyanto, giảng viên thuộc Đại học Padjajaran, cho biết số lượng công nhân bị sa thải thực sự trong lĩnh vực dệt may có thể cao hơn nhiều so với báo cáo do không phải tất cả các công ty đều chia sẻ dữ liệu của họ. Nếu tính cả các trung tâm sản xuất dệt may khác của Indonesia - chẳng hạn như Đông Java, Trung Java và Banten - số liệu sa thải có thể tăng đáng kể.
Các nhà sản xuất dệt may đã kêu gọi chính phủ hạn chế lượng quần áo nhập khẩu từ nước ngoài thông qua các biện pháp kiểm soát nhập khẩu. Chủ tịch APYSFI, ông Redma Gita Wirawasta nhấn mạnh: "Điều cấp thiết nhất mà chính phủ cần làm là cứu thị trường nội địa khỏi hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù đã nhận được một số chính sách khuyến khích, nhưng khi thị trường không có, chúng tôi vẫn sẽ gặp khó khăn".
Ông Ignatius Warsito, quyền Phó Vụ trưởng Hóa chất, Dược phẩm và Dệt may thuộc Bộ Công nghiệp, đã từ chối bình luận, trong khi người phát ngôn của Bộ này đã không trả lời yêu cầu bình luận. Trao đổi với báo giới ngày 3/11, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ sẽ nghiên cứu vấn đề này./
- Từ khóa :
- Indonesia
- ngành dệt may
- asean
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo
15:54' - 11/11/2022
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 – 41 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia ra mắt dịch vụ thị thực nhập cảnh điện tử cấp tại sân bay
07:33' - 11/11/2022
Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia vừa chính thức ra mắt ứng dụng thị thực nhập cảnh điện tử cấp tại sân bay (e-VoA) trên trang web molina.imigrasi.go.id nhằm tạo thuận lợi cho du khách quốc tế.
-
DN cần biết
Indonesia tiếp tục tăng thuế tiêu thụ thuốc lá
18:19' - 06/11/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết quốc gia này sẽ tăng trung bình 10% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá vào năm tới.
-
Ô tô xe máy
Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu xe máy điện vào năm 2024
11:20' - 05/11/2022
Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết quốc gia Đông Nam Á này đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu xe máy điện vào năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Indonesia triển khai chính sách nhiên liệu đồng giá
08:11' - 04/11/2022
Cơ quan điều tiết dầu khí hạ lưu (BPH Migas) và Tổng công ty dầu khí quốc gia PT Pertamina (Persero) của Indonesia đã ra mắt chương trình nhiên liệu đồng giá “One Price Fuel”.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ký 8 thỏa thuận song phương với nhóm G20 về chuyển đổi y tế
15:29' - 03/11/2022
Bộ Y tế Indonesia vừa ký kết 8 thỏa thuận song phương với các nhà lãnh đạo thế giới trong nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi y tế ở quốc gia Đông Nam Á này.
-
DN cần biết
Indonesia gia hạn miễn thuế xuất khẩu dầu cọ đến tháng 12
07:30' - 02/11/2022
Ngày 1/11, Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia thông báo nước này đã gia hạn việc miễn thuế xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ cho đến ngày 31/12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia gia hạn hợp đồng xuất khẩu khí đốt sang Singapore
16:02' - 01/11/2022
Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (ESDM) vừa quyết định gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt cho quốc gia láng giềng Singapore thêm 5 năm sau khi hết hạn vào năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.