Ngành du lịch Indonesia thiệt hại ít nhất 1,5 tỷ USD do dịch COVID-19
Ngày 16/3, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Indonesia (PHRI), ông Hariyadi B. Sukamdani, cho biết ngành du lịch nước này đã thiệt hại ít nhất 1,5 tỷ USD kể từ tháng 1/2020, do ảnh hưởng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo ông Hariyadi - người đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội giới chủ Indonesia (APINDO), trong tổng thiệt hại nói trên, ước khoảng 1,1 tỷ USD bị thất thu từ thị trường khách du lịch Trung Quốc và 400 triệu USD còn lại từ các thị trường khác.
Trong khi đó, thiệt hại vẫn đang gia tăng do người dân muốn ở nhà hơn là đi du lịch. Tính đến nay, gần như tất cả nhà hàng và khách sạn tại các điểm du lịch lớn của Indonesia đều bị ảnh hưởng do lượng khách sụt giảm mạnh. Các doanh nghiệp “ăn theo” cũng lao đao và có thể buộc phải đóng cửa hoàn toàn nếu tình hình dịch bệnh kéo dài.
Thống kê của PHRI cho thấy, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn ở Indonesia đã giảm xuống dưới mức trung bình mùa thấp điểm, từ 50-60% xuống còn 30-40% kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu tháng Một. Tại Bali, tỷ lệ này thậm chí còn giảm xuống 20%, nhất là tại các khu vực vốn được khách lẻ ưu chuộng như Kuta, Sanur, Legian, Ubud và Jimbaran.
Tình hình cũng ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi sự lo lắng của người dân ngày càng tăng, bên cạnh các biện pháp hạn chế tụ tập đông người của chính phủ. Theo ông Hariyadi, các hạn chế này trái ngược với chính sách gần đây của chính phủ khi tung các gói ưu đãi tài chính nhằm thúc đẩy du lịch.
Bà Pauline Suharno, Tổng thư ký Hiệp hội Đại lý du lịch Indonesia (ASTINDO) đồng thời là Giám đốc hãng du lịch Elok Tour, cho biết sự lo lắng về dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh vào các công ty du lịch địa phương.
Ban đầu, mọi người tin rằng khách du lịch ngoài Trung Quốc sẽ tiếp tục đến Indonesia, song cùng với thời gian, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các nguồn khách khác, thậm chí cả khách hành hương đến thánh địa Mecca.
Tính đến ngày 12/3, doanh thu của các doanh nghiệp thành viên ASINDO đã giảm gần 90%. Tính đến tháng Hai, các cơ sở này báo lỗ tổng cộng 4 nghìn tỷ Rupiah (hơn 270 triệu USD)./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cuộc chiến về giá và dịch COVID-19 đẩy giá dầu đi xuống phiên 16/3
16:50' - 16/03/2020
Cuộc chiến giá dầu giữa các nhà sản xuất dầu hàng đầu đã làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Vinamilk ủng hộ 10 tỷ đồng mua thiết bị y tế giúp phát hiện nhanh COVID-19
16:04' - 16/03/2020
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ủng hộ 10 tỷ đồng mua vật tư thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh virus corona (SARS-COV-2).
-
Ngân hàng
BoJ nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế chống dịch COVID-19
15:41' - 16/03/2020
Ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định mở rộng chương trình mua tài sản, đồng thời tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp gặp vấn đề về thanh khoản.
-
Chuyển động DN
BSR ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giá dầu giảm mạnh
15:39' - 16/03/2020
BSR đang triển khai nhiều giải pháp duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất trước tác động bất lợi của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và giá dầu thế giới sụt giảm mạnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Australia phạt nặng những người không thực hiện tự cách ly
15:30' - 16/03/2020
Australia thông báo sẽ áp dụng mức phạt lên tới 50.000 AUD (36.000 USD) và 1 năm tù đối với những ai không chịu tuân thủ các hướng dẫn về tự cách ly để phòng ngừa dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngày càng nhiều công ty Bỉ mong muốn đầu tư vào Việt Nam
07:27'
Ngày càng nhiều công ty Bỉ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định EVFTA được thực thi, thuế suất giảm là một trong những ưu đãi đỗi với các nhà đầu tư Bỉ khi muốn mở rộng thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến tiền kỹ thuật số giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30'
Cho đến nay đồng USD vẫn là đồng tiền chủ chốt trên thị trường tài chính quốc tế, tuy nhiên, thực tế cho thấy trong lĩnh vực quan trọng là tiền kỹ thuật số, Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về AI
18:09' - 22/04/2021
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), như quét khuôn mặt trực tiếp, có nguy cơ đe dọa sự an toàn hoặc các quyền của con người và cần phải được cấm hoặc kiểm soát chặt chẽ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị khởi kiện AstraZeneca vì chậm thực hiện hợp đồng
15:53' - 22/04/2021
Ủy ban châu Âu (EC) đang chuẩn bị khởi kiện AstraZeneca để đảm bảo hãng dược phẩm này chuyển giao đủ lượng vaccine ngừa COVID-19 cho khối này trong quý II/2021 theo thỏa thuận đã ký giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo thời điểm 10 nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi nước này
12:56' - 22/04/2021
Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Phó Đại sứ Mỹ tại Moskva Bartle Gorman để thông báo rằng 10 nhà ngoại giao Mỹ sẽ phải rời khỏi nước này vào ngày 21/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ sung 116 quốc gia vào danh sách khuyến cáo "không tới du lịch"
12:54' - 22/04/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/4 thông báo đã bổ sung ít nhất 116 quốc gia vào danh sách khuyến cáo "Cấp độ 4: Không tới du lịch".
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trước sức ép cải cách cơ cấu kinh tế do già hóa dân số
06:30' - 22/04/2021
Bộ Tài chính Thái Lan đang ngày càng lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại và áp lực lạm phát cao hơn trong dài hạn khi quốc gia Đông Nam Á này chuyển đổi sang một xã hội lão hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Đức sẽ sớm ký phê chuẩn quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế 885 tỷ USD của EU
21:35' - 21/04/2021
Tòa án Hiến pháp Đức ngày 21/4 đã "bật đèn xanh" để Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier ký phê chuẩn quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (885 tỷ USD) của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp Liên bang 2021: Tổng thống Putin nhấn mạnh mục tiêu tăng thu nhập cho người dân
17:53' - 21/04/2021
Trong Thông điệp Liên bang đọc ngày 21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu của chính phủ là tăng thu nhập của người dân.