Ngành dược châu Âu hối thúc các chính phủ xây dựng kho dự trữ thuốc
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Van den Hoven nói ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu thực sự bận tâm và công khai yêu cầu Ủy ban châu Âu cùng tất cả các quốc gia thành viên lên kế hoạch để đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Ông cho biết không ai mong điều này xảy ra, đồng thời hy vọng các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được áp dụng và thành công. Tuy nhiên, không người nào có thể chắc chắn 100% về điều này.
Ông van den Hoven cho biết ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu đang yêu cầu các chính phủ dự trữ và mua bổ sung thuốc cho các đơn vị chăm sóc tích cực.
Theo ông van den Hoven, nhiều loại thuốc đang được sử dụng trong điều trị tích cực chỉ được sản xuất khi có nhu cầu cụ thể. Dự trữ những loại thuốc này hầu như cạn kiệt khi các chuyên gia chăm sóc y tế đã sử dụng để điều trị cho bệnh nhân trong đợt đại dịch đầu tiên. Việc xây dựng kho dự trữ sẽ mất ít nhất 3 tháng, do đó cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt.
Ông van den Hoven cảnh báo nhiều nước châu Âu có thể không chuẩn bị cho đợt bùng phát thứ hai. Ông nhấn mạnh đó là một sai lầm vì ngành dược đã sản xuất kịp thời trong đợt bùng phát đầu tiên bằng cách sử dụng tất cả kho dự phòng của mình. Hiện giờ, các doanh nghiệp dược không còn sản phẩm dự trữ nữa. Nếu muốn bổ sung, họ cần đầu tư lớn và quá trình sản xuất phụ thuộc vào việc đầu tư này.
Một khoản đầu tư như vậy sẽ là một gánh nặng đáng kể đối với ngân sách các quốc gia vốn đã rất căng thẳng vì các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, các công ty dược phẩm không thể bắt đầu bổ sung kho dự trữ mà không có yêu cầu rõ ràng từ phía các chính phủ, cũng như số lượng thuốc mà mỗi quốc gia cần.
Ngành dược phải sẽ tự tính toán xem làn sóng thứ hai sẽ như thế nào, dựa trên ba kịch bản: thấp, trung bình và cao. Tiếp đó, ngành dược sẽ cung cấp thông tin cho các chính phủ và yêu cầu họ chọn kịch bản và lên kế hoạch ứng phó. Đó là tất cả những gì Hiệp hội có thể làm, và các doanh nghiệp dược không thể ép buộc các chính phủ lên kế hoạch.
Ông van den Hoven lưu ý rằng làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai rất có thể xảy ra khi châu Âu bắt đầu mở cửa biên giới cho du lịch, dự kiến vào cuối mùa Hè sắp tới.
EU đã bắt đầu xúc tiến việc thiết lập một kho dự trữ chung về thiết bị y tế để có thể phân phối cho các quốc gia thành viên cần tới chúng. Sáng kiến này được gọi là kho dự trữ rescEU, trong đó có máy thở và khẩu trang./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại Mỹ vẫn cao bất chấp đại dịch COVID-19
09:47' - 27/05/2020
Doanh số bán nhà mới tại Mỹ đã tăng trở lại trong tháng Tư sau hai tháng giảm mạnh, nhưng giá nhà vẫn lao dốc do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
WHO sẽ đánh giá hiệu quả điều trị COVID-19 bằng thuốc sốt rét
08:02' - 27/05/2020
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/5 đã cam kết sẽ tiến hành đánh giá nhanh dữ liệu về thuốc sốt rét hydroxychloroquine sau khi có nhiều quan ngại về sự an toàn của loại thuốc này.
-
Kinh tế Thế giới
Italy sẵn sàng cho đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai
07:50' - 27/05/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 26/5, Bộ Y tế Italy cảnh báo nguy cơ dịch viêm đường hô hâp cấp COVID-19 bùng phát lần hai tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18' - 15/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30' - 15/08/2022
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.