Ngành gỗ và nội thất khẳng định năng lực tự cường - Bài 1: Sẵn sàng bứt phá
Vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, ngành gỗ và nội thất Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là một trong 5 nhà cung ứng lớn nhất toàn cầu, đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Mở đầu năm 2025 với nhiều tín liệu tích cực từ thị trường, ngành gỗ và nội thất có nhiều cơ sở để tăng tốc, bứt phá hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, tiếp tục khẳng định năng lực tự cường trên chuỗi cung ứng.
Bài 1: Sẵn sàng bứt phá
Khởi đầu năm 2025 thuận lợi với đơn hàng dồi dào cộng với những tín hiệu tích cực trong dịch chuyển chuỗi cung ứng được xem là thời điểm vàng để ngành gỗ và nội thất Việt Nam vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế hơn nữa trên thị trường gỗ và nội thất thế giới. Ông Trần Lam Sơn, Công ty Thiên Minh Furniture cho biết, từ giữa quý IV/2024 đến nay, đơn đặt hàng đổ về ồ ạt, hai thị trường lớn EU và Mỹ tăng đều. Khách hàng yêu cầu giao nhanh nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao trong mùa mua sắm Xuân – Hè năm 2025 nên doanh nghiệp phải liên tục tăng công suất để kịp tiến độ. Hiện nay, doanh nghiệp trong ngành đã quen với nhịp độ, xu hướng mua hàng của khách trong vài năm gần đây là chia nhỏ đơn, đặt theo tiến độ bán hàng. Nhờ ứng dụng chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đầu ngành có khả năng sản xuất và giao hàng trong thời gian ngắn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Chưa kể, một số doanh nghiệp đã làm tốt hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân (B2C) thông qua các nền tảng thương mại điện tử. "Với đặc thù về nguyên liệu và kích thước, chi phí vận chuyển thường chiếm một phần lớn trong giá thành đồ gỗ và nội thất, để tối đa chi phí và hiệu quả, gần đây hiệp hội đã tập hợp các doanh nghiệp xuất khẩu, thống kê sản lượng từng thị trường, đàm phán cước vận chuyển với hãng tàu để có giá tốt nhất, tăng khả năng cạnh tranh cho đồ gỗ và nội thất Việt. Nếu không có biến động bất ngờ, ngành gỗ và nội thất hoàn toàn có thể tiếp tục đạt tăng trưởng xuất khẩu ở mức 20%, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu tăng trưởng 20 - 30%", ông Trần Lam Sơn chia sẻ thêm.Trên bình diện chung, ông Phùng Quốc Mẫn, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh nhận định, năm 2025 ngành gỗ và nội thất Việt đứng trước nhiều cơ hội khi bên ngoài thuận lợi, bên trong chuyển mình. Trước tiên, vị thế của Việt Nam ngày càng được thế giới đánh giá cao, là đối tác chiến lược toàn diện với những nền kinh tế hàng đầu, có quan hệ thương mại tự do với hầu hết khu vực thị trường quan trọng thông qua các FTA. Thêm vào đó, với việc chuyển giao quyền lực tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Trump có xu hướng đánh thuế cao nhằm vào hàng hoá Trung Quốc, Canada, Mexico sẽ có những tác động đến thương mại Việt Nam nói chung và ngành gỗ, nội thất nói riêng.
Theo ông Phùng Quốc Mẫn, quy mô thị trường nội thất toàn cầu được định giá hơn 516 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam mới hơn 16 tỷ USD, chỉ bằng con số lẻ trong miếng bánh toàn thị trường. Điều này cho thấy dư địa phát triển của ngành còn rất lớn nhưng cạnh tranh cũng sẽ rất khốc liệt. "Về nội lực, ngành gỗ và nội thất có rất nhiều thế mạnh từ lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo; nguồn nguyên liệu bản địa dồi dào. Miền Bắc là trung tâm cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất hàng nội thất quy mô lớn và nhiều làng nghề mỹ nghệ truyền thống. Miền Trung có thế mạnh sản xuất hàng ngoài trời (outdoor) và phát triển rừng trồng. Miền Nam được biết đến là thủ phủ chế biến gỗ với 3 trung tâm lớn là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai; trong đó, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm sáng tạo, thiết kế, thương mại, logistics và dịch vụ tài chính. Vấn đề hiện nay là cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết, hợp tác để phát huy được hết các tiềm năng, lợi thế của từng vùng tạo thành chuỗi cung ứng nội thất khép kín, đủ sức chinh phục thị trường thế giới", ông Phùng Quốc Mẫn nhấn mạnh.Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nhấn mạnh, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm hàng chủ lực, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản. Thời gian qua, dù nhiều thách thức, ngành gỗ và nội thất vẫn vươn lên mạnh mẽ, tạo nên kỷ lục mới, khẳng định vai trò trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, nội thất khu vực và thế giới. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của các bộ, ngành, cơ quan liên quan phải ghi nhận những nỗ lực, chủ động của các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Minh chứng là trong những năm gần đây nhiều hội chợ xúc tiến thương mại ngành gỗ và sản phẩm gỗ được tổ chức với quy mô lớn như: Hội chợ Máy và Nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương - Bifa Wood VietNam, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất- HawaExpo; Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời Q-Fair,…thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước trưng bày triển lãm, hàng chục nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, kết nối giao thương. Điều này cho thấy sự chủ động, đổi mới của doanh nghiệp, hiệp hội ngành gỗ và nội thất trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, năng lực sản xuất đến với khách hàng quốc tế. Song song đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành hàng đầu thế giới, cập nhật thông tin, xu hướng thị trường, từ đó lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Tăng trưởng xuất khẩu tốt đã góp phần kích thích đầu tư, các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn mua sắm, trang bị thêm máy móc hiện đại, tối ưu hoá sản xuất. Đồng thời, cũng làm cho ngành gỗ, nội thất tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm 2024, có 38 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ và nội thất, riêng Trung Quốc có 17 dự án, tập trung vào các lĩnh vực chế biến gỗ, sản xuất giường tủ, bàn ghế, ván sàn… Tuy nhiên, đánh giá một cách thẳng thắn tiềm lực của ngành, ông Vũ Hải Bằng chỉ ra rằng, những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI. Nhìn trên lợi ích quốc gia, doanh nghiệp FDI đang có đóng góp lớn về doanh số, tạo ra việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cần xác định rõ sự bền vững của một ngành nghề phải dựa vào thực lực của doanh nghiệp trong nước. Bởi khi các lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, chi phí nhân công rẻ giảm dần, hoặc có biến động lớn về thị trường, doanh nghiệp FDI có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang khu vực khác. Do đó, việc sàng lọc đầu tư FDI là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng yêu cầu minh bạch toàn bộ chuỗi cung ứng và phòng vệ thương mại gia tăng. Doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần tỉnh táo trong hợp tác, cấp phép đầu tư, kinh doanh, giám sát xuất nhập khẩu nhằm hạn chế tối đa tình trạng núp bóng đầu tư, chuyển tải hàng hoá để gian lận xuất xứ, từ đó giữ vững uy tín, vị thế của đồ gỗ, nội thất Việt Nam trên trường quốc tế.- Từ khóa :
- Ngành gỗ việt nam
- xuất khẩu đồ gỗ
- đồ gỗ nội thất
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Nhiều chính sách mới liên quan kinh tế có hiệu lực từ tháng 2/2025
11:13' - 31/01/2025
Chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện, quy định về đăng ký thuế, hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả... là một số chính sách mới liên quan kinh tế có hiệu lực từ tháng 2/2025.
-
Đời sống
Vang danh nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi rạch Bà Đài
07:00' - 29/01/2025
Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) ra đời và tồn tại hơn 100 năm qua, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp lạc quan, sản xuất công nghiệp kỳ vọng khởi sắc quý III
12:17'
Dự kiến, hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2025, có 37,3% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn quý trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt đầu tư 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông trong tháng 7
12:12'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký ban hành Công điện Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh các hầm đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững của khu vực
11:31'
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt trọng điểm
11:25'
Chính quyền thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để chuẩn bị khởi công 2 dự án đường sắt trọng điểm quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kịch bản tăng trưởng
10:37'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững của khu vực
10:35'
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế)
07:00'
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 363/TB-VPCP ngày 15/7/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.