Vang danh nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi rạch Bà Đài
Những năm gần đây, tình hình tiêu thụ khó khăn nên không ít hộ đành bỏ nghề truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, một số người vẫn cố gắng duy trì, tìm hướng đi mới cho làng nghề, vừa mang lại thu nhập, vừa gìn giữ và nâng cao giá trị nghề truyền thống.
Ký ức về một thời vang danh
Với 50 năm theo nghề đóng xuồng, ghe, ông Nguyễn Văn Tốt ở xã Long Hậu cho biết, ông Phạm Văn Thuông (1875 - 1945) được xem là ông tổ của Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài. Từ chiếc xuồng cui, theo nhu cầu của thị trường mà những người thợ tài hoa ở rạch Bà Đài đã cho ra đời nhiều loại như: xuồng cui Cần Thơ, xuồng ba lá Long An, xuồng ba lá Tháp Mười, ghe tam bản, ghe bầu Cái Răng… Thời hưng thịnh, Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài có trên 200 hộ và cơ sở đóng xuồng, ghe, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Hiện nay, toàn xã còn khoảng 50 gia đình, cơ sở duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuồng, ghe.
Thời thịnh vượng của Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài là giai đoạn 1978 - 2000. Mỗi năm, làng nghề xuất bán hàng chục nghìn chiếc xuồng, ghe. Sản phẩm xuồng, ghe mang thương hiệu Bà Đài không chỉ bán khắp vùng sông nước miền Tây Nam Bộ mà còn sang tận Campuchia. Tiếng thơm làng nghề lan truyền cho tới ngày nay. Hằng năm, đầu tháng 4 đến cuối tháng 8 âm lịch là mùa làm xuồng, ghe tất bật. Năm nào nước lũ lên cao thì nhu cầu sử dụng của người dân càng nhiều và mùa làm ăn của các cơ sở đóng xuồng, ghe kéo dài đến tháng 10 âm lịch.Ông Võ Văn Bé Mười ở xã Long Hậu có thâm niên làm nghề đóng xuồng, ghe hơn 35 năm cho hay, trước đây, khi nước lũ còn về nhiều và cá, tôm phong phú, chưa có xuồng làm bằng composite thì xuồng gỗ của rạch Bà Đài rất được ưa chuộng. Để kịp hàng giao cho khách hàng, ông và những người làm nghề đóng xuồng phải tăng ca làm việc cả vào buổi tối. Dần dần, thị trường bị thu hẹp, dù rất buồn nhưng ông phải đành chuyển sang nghề khác.
Khác với lời kể về một làng nghề xưa kia nhộn nhịp, đông đúc, giờ đây, chạy quanh rạch Bà Đài, thỉnh thoảng mới gặp nhà làm nghề đóng, xuồng ghe. Theo nhiều người dân ở làng nghề, trước kia, giao thông đường bộ chưa phát triển, chiếc xuồng, chiếc ghe gắn liền với cuộc sống mưu sinh của nhiều người ở miền Tây sông nước. Những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ ngày càng phát triển. Xuồng và ghe gỗ của làng nghề lại bị cạnh tranh bởi xuồng, ghe bằng chất liệu sắt, composite. Bên cạnh đó, nước lũ từ thượng nguồn về trễ và ít, nhiều ngư dân không ra đồng đánh bắt thủy sản mùa nước nổi. Do vậy, số lượng xuồng, ghe tiêu thụ cũng giảm sâu.Bà Trần Thị Bé Năm làm nghề đóng và kinh doanh xuồng, ghe ở xã Long Hậu cho biết, những năm gần đây, tình hình tiêu thụ xuồng, ghe khó khăn; vào mùa lũ thì cũng không khả quan hơn nhiều. Thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp. Trong khi đó, cây sao vườn - loại cây dùng để đóng xuồng ngày càng khan hiếm, tìm mua khó khăn, giá bán lại tăng cao khiến lợi nhuận từ mỗi chiếc xuồng kém hấp dẫn. Nhiều người đành bỏ nghề đóng xuồng ghe, chuyển sang làm công việc khác.
"Làn gió mới" cho làng nghề
Gia đình ông Nguyễn Văn Tốt (thường gọi Bảy Tốt, ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung) có 4 đời làm nghề đóng xuồng, ghe. Không thể đứng nhìn làng nghề truyền thống của quê hương dần mai một. Năm 2008, ông Bảy Tốt nghiên cứu và đóng xuồng, ghe kích thước mini, nguyên mẫu như xuồng, ghe lớn để lưu giữ và quảng bá cho du khách. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuồng, ghe mini của ông dần được nhiều người biết đến và đặt mua. Ông Bảy Tốt tiên phong mang đến một làn gió mới cho làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài, đáp ứng nhu cầu, xu hướng của thị trường gắn với phát triển du lịch thông qua những sản phẩm xuồng, ghe phiên bản mini.
Theo ông Bảy Tốt, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ông là những loại xuồng, ghe truyền thống như ghe Bà Đài, ghe tam bản, xuồng ba lá, xuồng Cần Thơ… Bên cạnh đó, ông còn làm những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng như tàu cứu sinh của Hoa Kỳ, thuyền của Italy, thuyền của Na Uy. Với đôi bàn tay khéo léo cùng thâm niên làm nghề, ông Bảy Tốt tạo ra những sản phẩm tinh xảo, bán cho khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và cả nước ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Italy, Hàn Quốc, Campuchia…
Ông Bảy Tốt cho biết, xuồng, ghe mini làm bằng gỗ của 3 loại cây: mít, còng và mù u vì gỗ có màu sắc tự nhiên rất đẹp, không cần phải sơn, không bị mối mọt tấn công. Giá bán mỗi sản phẩm xuồng, ghe mini từ 400 nghìn đồng đến 6 triệu đồng, tùy thuộc vào mẫu mã, kích thước. Chẳng hạn, đơn hàng ghe mũi chài lớn, ghe ngo, thuyền rồng có giá khá cao vì mất nhiều thời gian, mẫu mã cầu kỳ. Nghề đóng xuồng, ghe thu nhỏ mang lại doanh thu cho ông khoảng 100 triệu đồng/năm và điều ông vui nhất là góp phần gìn giữ làng nghề truyền thống.Việc làm xuồng, ghe mini đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận nên khó khăn, mất nhiều thời gian. Để thu hút khách hàng, sản phẩm xuồng, ghe mini đòi hỏi sự tinh xảo. Tuy là hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải tương tự nguyên mẫu như xuồng, ghe lớn. Sản phẩm của ông Bảy Tốt được bán cho khách hàng làm quà lưu niệm, trưng bày. Nhiều khách hàng cũng đến đặt mua các sản phẩm mới như: bồn tắm mô hình chiếc xuồng; xuồng mini dùng để trưng trái cây, trang trí tiểu cảnh tại các sự kiện…
Ông Nguyễn Văn Tốt tâm sự, xưa kia, chiếc xuồng, chiếc ghe gắn liền với cuộc sống, mưu sinh của nhiều người ở miền Tây sông nước. Việc chuyển hướng sang đóng xuồng, ghe mini giúp gia đình ông có nguồn thu nhập và cũng là cách gìn giữ nghề truyền thống của quê hương do cha ông để lại. Những năm gần đây, nhờ du lịch phát triển nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ông ngày càng được nhiều khách hàng biết đến.Ông Võ Hoàng Cương, Bí thư Huyện ủy Lai Vung cho rằng, đóng xuồng, ghe tuy là nghề địa phương, nhưng sản phẩm tiêu thụ có thể vươn ra khỏi đất nước. Những năm qua, nhiều du khách ở châu Âu, châu Mỹ tìm đến Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài để tham quan và đặt mua những sản phẩm xuồng, ghe thủ công mỹ nghệ; yêu cầu làm những xuồng bơi thể thao, bàn ăn, bàn trà mô hình xuồng, ghe. Ngoài việc giữ gìn giá trị truyền thống, một số nghệ nhân của làng nghề có sự đổi mới, nâng cao giá trị phù hợp với xã hội hiện đại.
Tin liên quan
-
Đời sống
Gìn giữ tinh hoa làng nghề chạm bạc
10:08' - 26/12/2024
Với lịch sử tồn tại gần 6 thế kỷ, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) đã trở thành biểu tượng của làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình.
-
Đời sống
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
07:00' - 24/08/2024
Với nhiều người dân địa phương, nghề làm nón lá không chỉ giúp họ có thêm thu nhập mà còn là niềm vui, hạnh phúc khi được góp sức bảo tồn, phát triển, trao truyền nghề truyền thống cho thế hệ sau.
-
Đời sống
Tái hiện phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông
10:33' - 12/05/2024
Phố Lãn Ông là nơi tập trung của nghề đông y, kinh doanh thuốc y học cổ truyền, là tuyến phố có nhiều hộ kinh doanh về Đông Nam dược tồn tại hàng trăm năm.
-
Đời sống
Thung Nham – bản giao hưởng của thiên nhiên
11:16' - 10/10/2023
Vườn chim Thung Nham nằm ở thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 12km, một địa danh nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nước hồ Trị An đổi màu do tảo xanh lan rộng
16:06'
Hơn 3 tháng qua, mặt nước hồ Trị An thuộc khu vực ấp Bến Nôm, xã Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xuất hiện hiện tượng nước đổi màu, mặt nước chuyển sang màu xanh đậm, có lớp màng mỏng như rêu.
-
Đời sống
Cần Thơ dựng xây tuổi trẻ giàu tinh thần cộng đồng
16:05'
Theo Thành đoàn Cần Thơ, chương trình Khám, phát thuốc cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và đồng hành cùng học sinh đến trường là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
-
Đời sống
Từ thôn Kiều Thần đến Đại học Ngoại thương: Hành trình của nữ thủ khoa khối A00
15:55'
Em Nguyễn Diệu Linh, lớp 12A1, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (tỉnh Hưng Yên) khi biết mình trở thành một trong 8 thủ khoa khối A00 của cả nước với ba điểm 10 tuyệt đối.
-
Đời sống
TPHCM dự kiến tuyển sinh lớp 10 công lập bằng cả thi tuyển và xét tuyển
15:10'
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đang xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2026-2027, dự kiến kết hợp hai hình thức xét tuyển và thi tuyển.
-
Đời sống
Hà Nội: Đảm bảo an toàn y tế phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước
12:46'
Để chuẩn bị cho các hoạt động trong dịp 2/9, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn y tế phục vụ các sự kiện.
-
Đời sống
Cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc về hóa đơn tiền điện tăng cao
12:18'
Giữa cao điểm nắng nóng, một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội xuyên tạc hóa đơn tiền điện tăng. Trong khi đó, ngành điện căng mình giữ đường dây nóng phục vụ khách hàng.
-
Đời sống
Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng
10:39'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, kể từ sau khi bộ phim phát sóng trên Netflix năm 2019, Iseltwald nhanh chóng trở thành địa điểm check-in phổ biến với người hâm mộ phim Hàn.
-
Đời sống
Bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025
10:31'
Ngay sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, bắt đầu từ hôm nay (ngày 16/7) đến 17 giờ ngày 28/7, thí sinh sẽ đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 16/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.