Ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ Nghệ và và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội gỗ lâm sản Bình Định tổ chức Hội thảo “Ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp”.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã và đang giữ một vị trí quan trọng trên bản đồ các nước cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thương hiệu gỗ Việt đã dần được hình thành và phát triển, tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng thị trường.Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (gọi là mặt hàng gỗ) của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, nằm trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại nhiều thị trường, trong đó Hoa Kỳ và EU là 2 trong số các thị trường quan trọng nhất.
Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào 2 thị trường này chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.Bên cạnh thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa là một trong những hợp phần quan trọng của ngành gỗ Việt. Với dân số trên 90 triệu dân và một tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều địa phương, quy mô tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại thị trường nội địa được cho là rất lớn.Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của ngành gỗ, cả trên phương diện xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ quy tròn, tương đương với 1,8-2 tỷ USD.Gỗ nhập khẩu không chỉ đa dạng về nguồn nhập khẩu, mà còn về số lượng các loài nhập khẩu. Mỗi năm có khoảng 150-160 loài gỗ khác nhau được nhập vào Việt Nam, từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên ngành gỗ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro đang phải đối mặt là sự pha trộn các nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Đó thường là gỗ có nguồn gốc từ một số quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông và Châu Phi với các nguồn gỗ nguyên liệu sạch, được nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ và EU.Do vậy, theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Fosest Trends, việc loại bỏ hoàn toàn nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao sẽ góp phần trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Gỗ Việt với cộng đồng quốc tế.Chính phủ Việt Nam và EU đã hoàn thành việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong khuôn khổ của Chương trình Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) do EU khởi xướng. Áp dụng VPA trong tương lai đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa phải là các sản phẩm hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế.Điều này có nghĩa các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao, bao gồm một số nguồn từ nhập khẩu, sẽ khó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu mới.Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là Chính phủ và ngành gỗ cần có những đánh giá chi tiết về các tác động do việc thực thi VPA đem lại trong tương lai, đặc biệt là các tác động đối với các làng nghề gỗ truyền thống.
Kết quả của các đánh giá này là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho Chính phủ và ngành, nhằm đưa ra các cơ chế chính sách giảm thiểu tác động trong tương lai.
Cùng ngày, các hiệp hội gồm: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA BINH DINH) cùng ra tuyên bố chung về việc loại bỏ các nguồn cung gỗ có rủi ro cao khỏi các chuỗi cung ứng của ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý trách nhiệm vụ phát hiện gỗ lậu trong khu vực Đồn Biên phòng quản lý
20:25' - 24/05/2017
Ngày 24/5, UBND tỉnh Đắk Nông có công văn chỉ đạo các đơn vị xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan trong vụ phát hiện gỗ lậu trong khu vực Đồn Biên phòng Tuy Đức và Đồn Biên phòng Bu Cháp quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm điểm trách nhiệm cán bộ kiểm lâm vì không phát hiện gỗ lậu trên địa bàn quản lý
20:38' - 17/05/2017
Sở NN-PTNT Đắk Nông đã kiểm điểm trách nhiệm cán bộ kiểm lâm vì không phát hiện gỗ lậu trên địa bàn quản lý.
-
Hàng hoá
Ngành gỗ "đau đầu" giải bài toán thiếu nguyên liệu
19:38' - 01/05/2017
Theo thống kê, mỗi năm ngành gỗ của Việt Nam sử dụng khoảng 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu từ trong nước chỉ cung cấp được 20 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ Việt Nam: Chỉ 7% doanh nghiệp tiếp cận đơn hàng lớn của Mỹ, Nhật Bản
16:03' - 23/01/2017
Hiện nay Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ra thị trường thế giới, nhưng chỉ có 7% doanh nghiệp lớn, dễ tiếp cận đơn hàng lớn của các khách hàng Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.