Ngành tài chính thu ngân sách nhà nước tăng 7,8% so với dự toán
Chiều 9/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác tài chính ngân sách tài chính năm 2018 và triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo triển khai tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2018; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và chính quyền địa phương làm tốt quản lý thu, chú trọng khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế,... Nhờ đó, năm 2018 thu ngân sách vượt so với dự toán với tỷ lệ khá cao so với nhiều năm gần đây. Đến hết 31/12/2018, thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 1.422,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so dự toán (trong đó, thu ngân sách Trung ương vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương vượt 12,5% so dự toán), tăng 64,3 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt 25,7% GDP, riêng thuế và phí đạt 21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP). Bộ trưởng cũng cho biết, việc điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, tích cực, với phương châm chặt chẽ, tiết kiệm xuyên suốt từ khâu phân bổ dự toán cho đến quá trình thực hiện.Các bộ, ngành và địa phương đã chủ động rà soát, sắp xếp, thực hiện chi, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; thực hiện mua sắm tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Nhờ thu ngân sách đạt khá, nên Bộ trưởng cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách cũng được đảm bảo theo dự toán, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách và có thêm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh về đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Cơ cấu chi ngân sách chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27% (mục tiêu giai đoạn 2016-2020, chi thường xuyên dưới 62% tổng chi ngân sách nhà nước.Dự phòng ngân sách các cấp được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định; trong đó, ngân sách Trung ương đã sử dụng trên 2,5 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, lụt, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai. Bên cạnh đó, đã xuất cấp trên 122,4 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân, hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
Riêng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận vẫn chậm chuyển biến. Ước tính đến 31/12/2018, vốn giải ngân mới đạt 67,6% dự toán (cùng kỳ năm 2017 đạt 70,7% dự toán), trong đó vốn ngoài nước đạt 39,6%, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 40,4% dự toán. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2018 ước dưới 3,6% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP); nợ công dưới 61% GDP. Việc quản lý nợ công có tiến bộ, thời hạn khoản vay được kéo dài, lãi suất theo xu hướng hạ thấp, hạn chế tác động của các rủi ro. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, còn phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, tác động không thuận đến việc thực hiện nhiệm vụ tài chính– ngân sách nhà nước như cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiệm vụ xử lý những dự án trọng điểm thua lỗ của Nhà nước chuyển biến chưa rõ nét; giải ngân vốn đầu tư công chậm; nợ nước ngoài của quốc gia còn ở mức cao; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính chưa nghiêm; tình trạng thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra tại một số cơ quan, đơn vị. Năm 2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngành tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển; thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước đã đề ra; quyết liệt thu ngân sách; quản lý, điều hành chi ngân sách theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm. Đồng thời, đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; xử lý nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tập trung hoàn thiện thể chế theo kế hoạch đã đề ra; thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh công bố số thu ngân sách Nhà nước năm 2018
19:49' - 03/01/2019
Cụ thể, thu nội địa là 244.771,769 tỷ đồng, đạt 95,54% dự toán và tăng 10,38% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ tiền sử dụng đất là 228.278,710 tỷ đồng, đạt 94,44% dự toán và tăng 14,23%.
-
Hàng hoá
Tác động của giá dầu thô đến nguồn thu ngân sách
08:48' - 29/12/2018
Tổng thu từ dầu thô năm 2014 là 107.000 tỷ đồng, đã giảm còn 66.000 tỷ đồng trong năm 2015, chỉ bằng khoảng 67% so với dự toán; chỉ bằng 54,3% thu ngân sách năm 2013 và 55% năm 2012.
-
Tài chính
Năm 2019, ngành tài chính phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán trên 3%
18:37' - 28/12/2018
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2019, toàn ngành sẽ phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán trên 3%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.