Ngành thủ công mỹ nghệ đối mặt với những thách thức gì từ CPTPP?
Chiều ngày 17/10, các Hiệp hội, Hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghề, làng nghề của Hà Nội đã tham gia Hội thảo "Phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ với Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” do Sở Công thương Hà Nội tổ chức.
Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học, cơ sở, doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về những xu thế phát triển, sự biến đổi và những tác động của Hiệp định CPTPP nói chung và nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Qua đó, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội, Hội, làng nghề nhìn nhận những tác động của CPTPP để từ đó đề ra các giải pháp ứng phó và phát triển bền vững các làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề như: Tổng quan và định hướng về CPTPP; CPTPP và sự tác động đối với Việt Nam; Đánh giá về mức độ sẵn sàng, cơ hội và thách thức của Việt Nam; Hiện trạng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trước CPTPP; Đề xuất giải pháp nâng cao chuỗi giá trị của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong xu thế phát triển CPTPP.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 5.411 làng nghề và làng có nghề; trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên địa bàn cả nước.
Hàng thủ công mỹ nghệ hiện có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, nhiều nhóm sản phẩm cụ thể được đánh giá cao trên thị trường như: hàng mây tre đan, các sản phẩm sơn mài, thủ công mỹ nghệ từ lụa, các loại hoa giả...
Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang bị sụt giảm mạnh đơn hàng ở các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản..., nhưng xuất khẩu lại tăng ở các nước như: Thái Lan, Philippines, Indonesia. Đây là thách thức lớn đối với những nhà quản lý cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thuộc nhóm hàng mây, tre, cói và thảm đạt 29,99 triệu USD, nâng kim ngạch 9 tháng đầu năm 2019 lên 293,39 triệu USD, tăng 5,11% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Trong số thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói của Việt Nam thì Mỹ là thị trường chủ lực, chiếm 32,8% tổng kim ngạch. Tiếp đến là Nhật Bản chiếm 17,3%, Đức 7,07%, tương ứng với 20,7 triệu USD.
PGS.TS Đào Ngọc Tiến, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (Đại học Ngoại thương) nhận định, CPTPP có hiệu lực thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng sẽ về 0% hoặc có lộ trình về 0%; trong đó ngành thủ công mỹ nghệ đa phần sẽ được hưởng mức thuế xuất 0%.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội do thuế xuất khẩu giảm thì ngành hàng này sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ cũng như các cam kết về lao động và môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay các làng nghề nói chung và làng nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng sử dụng lao động trẻ em, lao động nông nhàn vẫn phổ biến. Ngoài ra, môi trường cũng là vấn đề nóng đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Ông Đào Ngọc Tiến cho rằng, việc chuyển đổi sẽ khiến doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ tăng chi phí trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động, an toàn lao động… Đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ, không đặt cơ hội trong thu hút vốn FDI mà kỳ vọng vào sự cải cách thể chế, mô hình tăng trưởng để đạt được hiệu quả thiết thực.
Tác động tổng thể và dài hạn của CPTPP đến thủ công mỹ nghệ là tích cực, nhưng có những tác động chung trong dài hạn và những tác động cụ thể trong ngắn hạn do phụ thuộc vào từng sản phẩm. Vì vậy, cần có nghiên cứu cụ thể với từng sản phẩm và thị trường tiềm năng của chính những doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ.
PGS.TS Đặng Mai Anh, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp cho rằng, tham gia CPTPP với những thuận lợi về cải cách thể chế, tạo dựng môi trường kinh doanh cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bởi những điều kiện, tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý Nhà nước cũng như pháp luật từ trong nước tới các thị trường quốc tế.
Từ đó, tạo cơ hội thúc đẩy khả năng cạnh tranh, huy động và sử dụng tốt nhất nguồn lực trong nước và tận dụng các nguồn lực bên ngoài. Để làm chủ được thị trường trong nước và thuyết phục được các thị trường mới có nhu cầu hàng hóa chất lượng cao, việc đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tạo được giá trị riêng là vấn đề khó khăn, đặc biệt đối với ngành thủ công mỹ nghệ./.
- Từ khóa :
- Cptpp
- thủ công mỹ nghệ
- sở công thương hà nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Từ CPTPP đến EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới
11:07' - 11/10/2019
Thông qua CPTPP đến EVFTA, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận tới 37 thị trường lớn với dân số hơn 1 tỷ người.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhiều doanh nghiệp
13:31' - 30/08/2019
CPTPP vẫn còn xa lạ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như các bộ, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Anh quan tâm tới CPTPP
14:52' - 21/08/2019
Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss đã bày tỏ sự quan tâm của Anh về việc tham gia CPTPP, đồng thời khẳng định Anh sẵn sàng nhanh chóng ký kết FTA với Nhật Bản sau Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công sẽ ở Top khá của cả nước
22:14' - 20/01/2021
Thành phố Hà Nội phấn đấu đến ngày 31/1 sẽ giải ngân được 93% vốn đầu tư công năm 2020 trên địa bàn ở Top khá so với cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp đảm bảo tiến độ các dự án điện trọng điểm
18:54' - 20/01/2021
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung-CPMB (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia-EVNNPT) đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tiến độ triển khai các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên - Huế trao chứng nhận cho 25 sản phẩm OCOP
17:34' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế trao giấy chứng nhận 25 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị chuẩn bị đưa vào vận hành hàng chục dự án điện gió
16:36' - 20/01/2021
Từ nay đến cuối năm 2021, tỉnh Quảng Trị có 22 dự án điện gió với tổng công suất trên 907 MW đi vào vận hành thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Lắk đưa nông sản lên sàn Amazon
16:29' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Amazon Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư MCC tổ chức hội nghị giải pháp xúc tiến xuất khẩu thông qua Amazon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị tháo gỡ ngay vướng mắc để đất hoang hóa đất
16:26' - 20/01/2021
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị UBND thành phố tháo gỡ giải quyết ngay các vướng mắc để đất hoang hóa tại Nhà máy rượu 94 Lò Đúc, tại Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân, phường Ngô Thì Nhậm.
-
Kinh tế Việt Nam
94 đơn vị được thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
15:51' - 20/01/2021
Tính đến ngày 19/1/2021, đã có tổng cộng 94 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết phê chuẩn nhân sự
14:49' - 20/01/2021
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự 21 tỉnh, thành phố và nhân sự 01 cơ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng có vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao đầu tiên
13:41' - 20/01/2021
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định công nhận vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao đầu tiên trên địa bàn.