Ngành thực phẩm Hàn Quốc chịu tác động mạnh từ biến động tỷ giá

09:16' - 15/05/2024
BNEWS Các công ty thực phẩm lớn của Hàn Quốc dự kiến sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh được cải thiện trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu thống kê từ ngành thực phẩm cho biết Lotte Well Food và Dongwon F&B, đã công bố kết quả kinh doanh, lợi nhuận hoạt động của công ty tăng lần lượt 100,6% và 14,8% so với năm 2023.

Đối với các công ty như CJ CheilJedang, Orion và Samyang Foods, nơi doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm hơn 50% tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động dự kiến sẽ đạt từ hai đến ba chữ số.
 
Hầu hết các công ty thực phẩm được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt đều có đặc điểm là có tỷ trọng xuất khẩu cao.

Bên cạnh khả năng sinh lời đã được cải thiện nhờ giá tiêu dùng tăng do giá nguyên liệu thô tăng, thì các công ty có tỷ trọng xuất khẩu cao còn đang được hưởng lợi nhờ đồng USD mạnh.

Với cơn sốt ẩm thực Hàn Quốc (K-food) lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ, việc xuất khẩu thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, thực phẩm tiện lợi, kim chi, rượu và rong biển đang ngày càng tăng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, các công ty thực phẩm Hàn Quốc đang gấp rút đảm bảo các cơ sở sản xuất địa phương ở nước ngoài, nhưng do phần lớn sản phẩm vẫn được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nên tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi tùy theo tỷ giá hối đoái.

Mặt khác, các công ty thực phẩm có tỷ trọng cao tại Hàn Quốc phần lớn đang lo lắng vì gánh nặng nguyên liệu thô có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách ổn định giá cả đảm bảo an sinh cho người dân của Chính phủ Hàn Quốc. Các công ty bị hạn chế trong việc tăng giá bán với lý do giá nguyên liệu thô tăng.

Gần đây, tỷ giá giữa đồng won và USD liên tục cho thấy đà tăng, với mức dao động trong khoảng 1.370- 1.390 won/USD. Đặc biệt vào ngày 16/4, tỷ giá đã tăng lên 1.393,5 won/USD, gần tới ngưỡng 1.400 won/USD.

Trong quá khứ, tỷ giá won/USD từng vượt 1.400 won/USD là vào năm 1997 (khủng hoảng tài chính châu Á), 2008 (khủng hoảng tài chính toàn cầu) và 2022 (vụ vỡ nợ công ty phát triển công viên giải trí khủng hoảng Legoland + tăng lãi suất ở Mỹ).

Mặc dù các công ty thực phẩm luôn có phương án dự trữ nguyên liệu thô nhập khẩu như lúa mì và dầu đậu nành trong ít nhất 3 đến 9 tháng, tuy nhiên, do đồng USD tiếp tục dà tăng trong 5 tháng kể từ đầu năm nên có nhiều dự đoán cho rằng gánh nặng chi phí nguyên vật liệu do tỷ giá hối đoái tăng có thể sẽ được phản ánh vào giá tiêu dùng từ nửa cuối năm nay.

Một quan chức trong ngành thực phẩm cho biết ngoài  tỷ giá hối đoái tăng, giá các nguyên liệu thô chính như ca cao, hạt cà phê, dầu ô liu và đường, những loại thường được các công ty thực phẩm sử dụng, cũng tiếp tục tăng, làm tăng gánh nặng chi phí. Nếu đà tăng tiếp tục kéo dài, giá tiêu dùng cũng sẽ phải tăng lên.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục