Ngành tôm đặt mục tiêu năm 2022 xuất khẩu hơn 4 tỷ USD
Ngày 11/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2022 và ký Quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 28 tỉnh, thành ven biển trên cả nước.
Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha; trong đó, tôm sú 625.000 ha, tôm thẻ 125.000 ha; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD (tăng 2,56% so với năm 2021).
Đối với nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 200.000 - 210.000, tôm sú 60.000 con; tôm giống khoảng 140 - 150 tỷ con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 100 - 110 tỷ con và tôm sú 30 - 40 tỷ con.
Năm 2022, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vượt 4 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần nhận diện khó khăn, tồn tại, phân tích những thách thức, Bộ sẽ ghi nhận đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, quản lý nâng cao chất lượng tôm giống; giải pháp giảm giá thành sản xuất tôm nuôi, đầu tư hạ tầng vùng nuôi, giải pháp công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh... để ngành tôm hướng tới phát triển bền vững. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù năm 2021, ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có ngành tôm phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng đại dịch COVID-19 để lại nhiều thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước; tuy nhiên ngành tôm vẫn đạt kết quả khá tốt.Sản lượng tôm nuôi các loại đạt 970.000 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2020. Riêng tôm nước lợ đạt 930.000 tấn. Với kết quả đạt được như vậy, nếu nhìn lại diện tích và sản lượng thì vẫn còn có những hạn chế.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngoài khó khăn của đại dịch COVID-19, thì hạ tầng nông nghiệp nói chung và hạ tầng nông thôn nói riêng còn lạc hậu, yếu kém, ngoài ra còn vấn đề ô nhiễm môi trường, thú y và con giống. Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu như chúng ta không có bước giải quyết một cách căn cơ, kể cả trước mắt và lâu dài, trong khi nuôi công nghệ cao chỉ đạt trên dưới 10%, còn chủ yếu là nuôi ao đất, kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học mà cứ như thế này, mà để giải quyết từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh thì chắc chắn rất nhiều khó khăn, thách thức.Về con giống, mặc dù Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức thanh tra kiểm tra đột xuất theo kế hoạch, nhưng vấn đề chất lượng, truy xuất nguồn gốc còn là bài toán. Vấn đề thú y cũng vậy, vẫn còn đang rất nan giải.
Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, vượt qua khó khăn của dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng trong năm qua đạt được kết quả khá nổi bật.
Tổng diện tích thả nuôi của tỉnh đạt trên 76.700ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 339 nghìn tấn; trong đó, sản lượng nuôi thủy sản đạt gần 271 nghìn tấn. Riêng về nuôi tôm nước lợ năm 2021, toàn tỉnh Sóc Trăng thả nuôi 53.000 ha, sản lượng đạt 189 nghìn tấn.
Cũng theo Phó Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, đến nay, diện tích nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng đang được mở rộng và tăng lên, chiếm 93,7%, trong đó, nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao chiếm 9%, với khoảng hơn 4.000 ha.Hiện Sóc Trăng có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp, người dân và nhất là các tổ chức tín dụng đầu tư để chuyển đổi từ ao đất sang ao bạt, để quản lý được môi trường cũng như là đảm bảo cái hạn chế rủi ro.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào, đã góp phần cho các doanh nghiệp của tỉnh thu mua, chế biến, xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm qua là gần 1,3 tỷ USD, trong đó, riêng tôm nước lợ đạt trên 1 tỷ USD.Ông Nam nhấn mạnh, để thúc đẩy và phát triển ngành nuôi tôm của tỉnh, giải pháp tín dụng để đầu tư cho nuôi tôm nước lợ được tỉnh rất quan tâm, nhằm đưa ngành tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển bền vững, góp phần tăng năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị xuất khẩu.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, ngành nông nghiệp các tỉnh có phong trào nuôi thủy sản mạnh của cả nước đã có nhiều tham luận đóng góp, đề xuất kiến nghị để hướng tới việc nuôi tôm có hiệu quả, ngành tôm phát triển bền vững.Các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp như tập trung tổ chức liên kết giữa các địa phương nuôi tôm; Xây dựng kịch bản sản xuất tôm nước lợ trong điều kiện COVID-19, đảm bảo không bị động trước biến động của dịch bệnh, thị trường.
Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.Phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; Tiếp tục quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản...
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, ngành, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương vào cuộc kịp thời để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và sự đồng lòng, chung tay, chia sẻ khó khăn của người dân, doanh nghiệp dẫn đến ngành tôm năm 2021 vẫn đạt kết quả tốt.Cụ thể, sản lượng tôm nuôi năm 2021 các loại đạt 970 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2020. Xuất khẩu tôm cả nước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 5,4% so năm 2020; trong đó 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2025
10:27' - 18/02/2022
Thị phần tôm Việt tại các thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, ngành tôm cũng đang đối mặt với không ít thách thức và áp lực cạnh tranh.
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2022, cả nước sẽ phát triển 200 nghìn ha tôm-lúa
11:25' - 10/02/2022
Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về điều kiện tự nhiên, mô hình nuôi tôm lúa mặn lợ có thể nuôi 2 vụ: một vụ tôm và một vụ lúa.
-
Thị trường
Con tôm Việt đón sóng cơ hội trong năm 2022
09:29' - 02/02/2022
Sau một năm sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong tình thế đất nước gặp nhiều biến cố do dịch bệnh COVID-19, ngành tôm Việt Nam cũng đã gặt hái nhiều kết quả tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý vướng mắc, đẩy nhanh cấp mã số cơ sở nuôi tôm
14:07' - 30/01/2022
Đến nay, cả nước mới cấp mã số là 6.600/479.824 cơ sở, đạt 1,38%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10'
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.