Ngành tôm đối mặt áp lực nguồn cung
Đặc biệt, do nguồn cung thế giới được dự báo tăng mạnh trong năm nay sẽ gây nên áp lực giảm giá bán đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong Quý I/2018, xuất khẩu tôm của cả nước ước đạt trên 719 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ.Thời tiết thuận lợi, sản lượng tôm đạt cao trong khi nhu cầu thị trường cũng tăng cao đã hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu tôm tăng mạnh trong thời gian này.
Trong số các thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu tôm sang EU vẫn duy trì xu hướng đi lên từ năm 2017.Hiện xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này có nhiều điểm thuận lợi, do tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam tại thị trường EU) bị cảnh báo nhiễm kháng sinh và đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế.
Bên cạnh đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng mức thuế ưu đãi thuế quan (GSP) từ EU, trong khi Thái Lan và Trung Quốc không có được điều này.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) đang trong giai đoạn chuẩn bị có hiệu lực.
Theo đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang EU sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Xuất khẩu tôm ở thị trường Nhật Bản cũng đang có nhiều thuận lợi, do thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cao đối với tôm Việt Nam.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều cải thiện về chất lượng và quy cách chế biến sản phẩm nên chinh phục được thị trường khó tính này.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển nuôi trồng và chế biến tôm.
Nếu giải quyết tốt các vấn đề kháng sinh, truy xuất nguồn gốc và dịch bệnh thì dự báo trong năm 2018, xuất khẩu tôm sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2017, có thể đạt mức 4,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, do nguồn cung các nước đều tăng, cũng như lượng tồn kho tại các nước hiện còn nhiều nên năm 2018 có thể giá bán sẽ không cao, người nuôi sẽ chịu nhiều áp lực về giá thành cũng như giá bán.
Dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy, sản lượng tôm thế giới tiếp tục tăng và khối lượng tôm từ Ecuador, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ sẽ tăng trong những tháng tới.
Thực tế xuất khẩu từ các doanh nghiệp chế biến tôm cho thấy rõ xu hướng này. Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN) cho biết, so với các năm trước, trong Quý I/2018, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm không lo thiếu nguyên liệu sản xuất.
Tuy nhiên, do áp lực của nguồn cung tôm trên thế giới tăng nên giá tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện đã giảm khoảng 5% so với thời điểm cuối năm 2017.
Ngoài áp lực giảm giá xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam trong thời gian tới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là ở thị trường Mỹ.
Đầu tháng 3/2018, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ 1/2/2016- 31/1/2017 lên tới 25,39%.
Mức thuế lần này được cho là quá cao so với những lần công bố trước đó.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty FIMEX VN – bị đơn bắt buộc duy nhất (đại diện cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam bán tôm vào Hoa Kỳ), ngay sau khi DOC công bố thông tin này, Luật sư của công ty đã phát hiện ra rằng đã có sự nhầm lẫn khi áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ khiến cho kết quả bị sai lệch đáng kể.
Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của công ty sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố.Trong thời gian tới, DOC sẽ cử người qua Việt Nam để thẩm tra số liệu và sẽ công bố mức thuế chính thức cuối cùng vào tháng 9 sắp tới.
Dù phán quyết sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, chưa thực hiện, nhưng với phán quyết mức thuế cao như trên ít nhiều gây tâm lý lo lắng cho cả bên mua lẫn bên bán tôm hiện nay.
Thông tin từ VASEP cũng cho biết, mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký dự luật ngân sách 2018 trị giá 1,3 nghìn tỷ USD. Theo một điều khoản trong dự luật này, Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) sẽ có 9 tháng để áp dụng Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) cho tôm và bào ngư.Theo đó, tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định mới về lưu trữ hồ sơ. Như vậy, không chỉ phải chịu thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Mỹ còn phải đối mặt với những chính sách nghiêm ngặt của Mỹ nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước.
Theo VASEP, từ nay đến khi chương trình SIMP được áp dụng với tôm, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải đảm bảo chất lượng ổn định và chú trọng công tác lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm để duy trì xuất khẩu sang thị trường này cũng như các thị trường xuất khẩu khác của ngành tôm Việt Nam.Tin liên quan
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam
15:41' - 04/04/2018
Với chủ đề “Đổi mới để ngành tôm thành công”, Hội chợ triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2018 tại Bạc Liêu diễn ra từ ngày 27- 29/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ áp lực với ngành nuôi tôm
12:28' - 24/03/2018
Năm 2018 sẽ tiếp tục có nhiều áp lực đối với ngành tôm như: Trước mắt là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt...
-
Kinh tế Việt Nam
VASEP đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại kết quả tính thuế chống bán phá giá cho tôm Việt
18:16' - 08/03/2018
VASEP đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhanh chóng xem xét lại kết quả sơ bộ này và có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời và công bằng cho Công ty Fimex cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025
11:10' - 08/03/2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có nuôi tôm tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện phát triển ngành tôm đến năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.