Nghệ An chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hơn 20.900 chủ rừng
Qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân đồng bào vùng cao của tỉnh Nghệ An, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An, đến thời điểm hiện tại đã có trên 560.000 rừng được hỗ trợ từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (chiếm hơn 57% diện tích có rừng toàn tỉnh) với tổng số tiền đã thu được hơn 123 tỷ đồng.
Ngoài kinh phí được chi trả theo kế hoạch, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đã tham mưu hỗ trợ bổ sung đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực thuỷ điện có mức chi trả thấp để đạt đủ 150.000 đồng/ha/năm từ điều tiết từ các lưu vực thủy điện có đơn giá hơn 600.000 đồng/ha/năm.
Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho việc tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên; thực hiện tốt việc phòng cháy chữa cháy rừng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Cũng nhờ triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.
Theo ông Dương Ngọc Hùng – Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái.
Cũng theo ông Hùng, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho việc bảo vệ rừng một cách thường xuyên, liên tục.
Những năm qua, nguồn vốn ngân sách phục vụ việc quản lý bảo vệ rừng bị hạn chế, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế ở Nghệ An đã duy trì sự ổn định, góp phần giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong việc quản lý bảo vệ rừng.
Từ thực tiễn có thể khẳng định, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chủ trương, chính sách mới, đi vào cuộc sống, tạo ra mối quan hệ kinh tế, gắn kết các bên cung ứng với bên sử dụng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Chính sách cũng góp phần thiết thực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Được biết toàn tỉnh Nghệ An hiện có 962.230,69 ha rừng (là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước); trong đó, có 789.933,97 ha rừng tự nhiên; 172.296,52 ha rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 58,36%.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An xây dựng kế hoạch, lộ trình để cải thiện chỉ số PCI
20:44' - 14/08/2024
Tỉnh Nghệ An quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu năm 2024 xếp vị trí 20-25 cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An giải quyết vướng mắc trong thi công đường dây 500 kV mạch 3
20:36' - 27/07/2024
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo xử lý ngay thông tin liên quan đến việc chậm trả tiền giữa các nhà thầu trong thực hiện hợp đồng xây lắp các dự án thành phần liên quan đến đường dây 500 kV mạch 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ cá chết hàng loạt ở Nghệ An: Phát hiện nhiều chỉ số vượt ngưỡng trong mẫu nước thải
11:42' - 27/07/2024
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cho biết, kết quả phân tích mẫu nước thải tại 2 khu vực ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiếc Hà An cho thấy nhiều chỉ số vượt ngưỡng quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống
15:08'
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, trong năm nay, tỉnh tập trung duy trì bảo tồn một số làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, gồm: làng nghề đan lưới, đan thúng, rổ, đan cần xé.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia: Núi lửa Semeru liên tiếp phun trào trong sáng 17/3
14:48'
Trạm quan sát núi lửa Semeru, tỉnh Đông Java (Indonesia), cho biết ngọn núi này đã phun trào 7 lần chỉ trong sáng nay 17/3 và tạo ra cột tro bụi cao tới 1.000 m.
-
Kinh tế & Xã hội
Hong Kong "săn lùng" nhân sự về AI
14:38'
Khoảng 70% nhà tuyển dụng tham dự Hội chợ việc làm Cyberport tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) sắp tới, đang tìm kiếm các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng tốc thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
14:37'
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh An Giang, đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Hiện 3/4 gói thầu đang thi công vượt tiến độ 0,29%.
-
Kinh tế & Xã hội
Ảnh tư liệu quý về Hồ Hoàn Kiếm – Những đổi thay qua hơn nửa thế kỷ
14:36'
Hồ Hoàn Kiếm, biểu tượng của Hà Nội, đã có nhiều thay đổi từ những năm 1960 đến nay. Trước đây, khu vực quanh hồ mang dáng vẻ cổ kính với ít phương tiện giao thông.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2025: Giảm phương thức, mở rộng tổ hợp xét tuyển
12:06'
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 cũng xuất hiện 3 môn thi mới trong danh sách các môn tự chọn là: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Chưa có bằng chứng khoa học về lọc máu có thể phòng ngừa các bệnh liên quan đến mỡ máu, đột quỵ
11:53'
Các chuyên gia khẳng định, chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa hay cơ sở pháp lý để áp dụng phương pháp lọc máu, lọc huyết tương cho phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế Australia thiệt hại nặng nề do bão Alfred
11:12'
Bão Alfred, cơn bão nhiệt đới đầu tiên tấn công khu vực miền Đông Australia trong 50 năm qua, dự báo gây thiệt hại khoảng 1,2 tỷ AUD (759 triệu USD), làm giảm 0,25 điểm phần trăm GDP trong quý.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm
10:44'
Công ty TNHH An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý.