Nghệ An: Giải bài toán nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, khóa X đã xác định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ gìn ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Đối với một tỉnh như Nghệ An, nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn càng có ý nghĩa quan trọng.
Từ thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, khi đưa nghị quyết vào cuộc sống, kết quả cho thấy những kết quả nhưng cũng đang đặt ra những vấn đề để giải bài toán nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Xác định tầm quan trọng của nghị quyết, ngay từ đầu tỉnh Nghệ An đã coi trọng công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt, thể chế hóa nghị quyết, nhờ vậy nghị quyết đã mang lại sức sống mới cho nhiều địa phương trong tỉnh.
Ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, rõ nhất, đó là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ, năng suất, chất lượng, giá trị nhiều loại nông sản tăng khá, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển; chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hóa được triển khai thực hiện quyết liệt, bộ mặt nông thôn Nghệ An ngày càng khởi sắc; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm thường xuyên, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội phát triển, đời sống, vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn nói chung và nông dân nói riêng được nâng cao...
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An nêu dẫn chứng : Sau 10 năm thực hiện nghị quyết, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 23/23 chỉ tiêu cơ bản của nghị quyết.
Nổi lên, đó là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 10 năm (2008 – 2017) của tỉnh đạt 4,68%; mỗi năm trồng mới từ 15 – 19 ngàn ha rừng tập trung, đến năm 2017 diện tích có rừng của tỉnh đã đạt 942.508 ha, độ che phủ của rừng đạt 57,7%; toàn tỉnh cũng đã có 3.895 tàu cá, tăng 746,23% so với năm 2008 (Nghệ An được đánh giá là một trong những tỉnh tốp đầu cả nước trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản).
Tỉnh Nghệ An cũng thu hút, huy động được trên 12.000 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh.
Năm 2010 Nghệ An chỉ có duy nhất một xã đạt 13 tiêu chí, đặc biệt có 50 xã không đạt tiêu chí nào trong xây dựng nông thôn mới, thì đến nay toàn tỉnh đã có 181/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 42%), có 3 đơn vị cấp huyện (là Thị xã Thái Hòa, Thành phố Vinh và huyện Nam Đàn) đạt chuẩn nông thôn mới...
Tại Nghệ An, nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn giúp hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và hoạt động có hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững; đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn được quan tâm và đầu tư, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của cư dân khu vực nông thôn.
Đơn cử, ở huyện Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, có 38 xã, thị trấn, điểm xuất phát thấp, nhưng xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân là rất quan trọng, huyện đã tổ chức rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất sạch theo công nghệ cao.
Tính đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện chỉ còn 2,41% (giảm 10,3% so với năm 2011), thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 40 triệu đồng/người/năm, tăng 23 triệu đồng/người/năm (gấp 2,5 lần) so với năm 2011, huyện đã có 20/38 xã (bằng 52,6% số xã toàn huyện) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa Diễn Châu trở thành huyện đi đầu trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Ở huyện Con Cuông là huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, có 13 xã, thị trấn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 75% dân số, trong đó có 2 xã biên giới với 55,5 km đường biên giới tiếp giáp với Lào. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng huyện vẫn kiên trì thực hiện nhiều giải pháp để phát triển bền vững lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái.
Ở huyện Quỳnh Lưu, từ những năm đầu nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, đến nay Quỳnh Lưu đã trở thành huyện có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất tỉnh, với 465 ha, được nuôi thành 2 – 3 vụ/năm, sản lượng hàng năm từ 2.800 – 3.000 tấn, năng suất bình quân 3,5 – 4 tấn/ha; toàn huyện cũng có 1.200 tàu khai thác hải sản (chiếm 50% số tàu toàn tỉnh), sản lượng khai thác hàng năm khoảng 65.000 tấn.
Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng tại Nghệ An việc thực hiện nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nổi lên nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là vẫn còn tình trạng công nghiệp chế biến phát triển chậm, việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu còn hạn chế; tỷ lệ hộ đói, nghèo toàn tỉnh tuy có giảm nhưng ở một số địa phương còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, biên giới.
Trong xây dựng nông thôn mới, một số địa phương còn có tâm thế tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cho phát triển sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động còn chậm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.
Ông Hoàng Văn Tám, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An cho rằng, tại địa phương phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là chế biến ở dạng thô và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên thiếu sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống; giao thông ở miền núi còn gặp khó khăn.
Ông Vi Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho rằng, tại huyện Con Cuông việc phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với du lịch sinh thái chưa được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách hàng năm; nguồn vốn đầu tư các hạng mục về lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.
Anh Phạm Tuấn Vinh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An cũng cho biết, tư tưởng của một số bộ phận thanh niên thiếu ổn định, chưa yên tâm trong tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp; chưa coi trọng đầu tư cho phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp.
Trong việc thực hiện nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Nghệ An rút ra những bài học kinh nghiệm, đó là phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân; có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị.
Trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các tiêu chí, mục tiêu khác, do vậy cần phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc thù từng địa phương để phát triển sản xuất, nông cao thu nhập cho người dân.
Phải lồng ghép, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và xã hội cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn.
Lấy ví dụ việc phát triển làng nghề ở huyện Yên Thành : Nhờ quan tâm, hỗ trợ, đầu tư phát triển đến nay huyện Yên Thành đã phát triển được 14 làng nghề, 8 làng có nghề, tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.500 lao động. Làng nghề ở huyện Yên Thành đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới tại các địa phương.
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng, tại Nghệ An, những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể được tỉnh Nghệ An đề ra là giai đoạn đến năm 2020 đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân là 4,5 – 5%/năm; cơ cấu kinh tế nội ngành đến năm 2020 nông nghiệp chiếm 77%, lâm nghiệp chiếm 9%, thủy sản 14%; tỷ lệ độ che phủ của rừng năm 2025 đạt 58%; đến năm 2020 có 265 xã (tương đương 61,5% số xã trong toàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân người dân nông thôn đến năm 2025 đạt 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 4%...
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng để tiếp tục nâng cao nhận thức mới về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất ở nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhận lực cho nông thôn; thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát huy các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung tại các kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với Nghệ An, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cân đối, bố trí đảm bảo nguồn lực để thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã ban hành.
Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng một số công trình trọng điểm, quan trọng ở nông thôn, như : bố trí đủ vốn để sớm giúp tỉnh hoàn thành dự án thủy lợi, thủy điện Bản Mồng; dự án công ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam, hệ thống thủy lợi sông Hoàng Mai, dự án công ngăn lũ và đê Bích Hào; tiếp tục nâng cấp, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển theo quy hoạch đã được phê duyệt; các dự án xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng lâm nghiệp.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Thông tin hồ thủy điện Bản Vẽ bị nứt, vỡ là sai sự thật
12:19' - 31/08/2018
Tỉnh Nghệ An đã chính thức bác bỏ thông tin hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) bị nứt, vỡ; đồng thời xác định đây là thông tin sai sự thật, có dụng ý xấu, gây hoang mang dư luận.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An: Nhiều diện tích cây trồng bị ngập sâu
21:27' - 22/08/2018
Huyện Nam Đàn, Nghệ An vẫn đang bị ngập, trong đó tuyến đường huyết mạch vào xã Nam Thượng bị ngập nặng, bị cô lập khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn
07:29' - 18/08/2018
Tại Nghệ An do ảnh hưởng của bão số 4 và do các hồ thủy điện xả lũ, mực nước các sông lên nhanh đã gây ngập nước tại một số xã ở các huyện miền núi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh: 83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1
22:05'
Ngày 24/5, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả giải trình tự gen của các ca bệnh mắc COVID-19 trên địa bàn xác định, 83% mẫu bệnh phẩm là biến chủng NB.1.8.1.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An: Sạt lở núi nghiêm trọng, giao thông ở nhiều xã miền núi gặp khó khăn
21:25'
Mưa lớn, kéo dài từ chiều 23 đến sáng 24/5 khiến tuyến đường từ trung tâm thị trấn Mường Xén đi các xã Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) xảy ra nhiều điểm sạt lở núi nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Hơn 650 Đoàn trong nước và quốc tế đến viếng
21:20'
Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang, tính đến 17 giờ ngày 24/5, có 655 Đoàn (khoảng 9.300 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 25/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 25/5/2025. XSMB chủ Nhật ngày 25/5
19:30'
Bnews. XSMB 25/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/5. XSMB chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 25/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay chủ Nhật ngày 25/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 25/5. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 25/5/2025. XSMT chủ Nhật ngày 25/5
19:30'
Bnews. XSMT 25/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/5. XSMT chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 25/5. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay chủ Nhật ngày 25/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 25/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 25/5/2025. XSMN chủ Nhật ngày 25/5
19:30'
Bnews. XSMN 25/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/5. XSMN chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 25/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay chủ Nhật ngày 25/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 25/5 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/5/2025
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 25/5. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 25 tháng 5 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Nước mưa lại chảy từ trên mái xuống sàn Nhà ga T3
19:11'
Trong cơn mưa trưa 24/5, Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) lại bị chảy nước trên mái xuống sàn nhà ga, ngay khu vực làm thủ tục vé và băng chuyền hành lý.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 25/5. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 25/5/2025. XSTG ngày 25/5
19:00'
Bnews. XSTG 25/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 25/5. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 25/5. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 25/5/2025.