Nghị quyết số 39-NQ/TW: Phát huy các nguồn lực của đất nước
Ngày 15/1 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Nghị quyết khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của đất nước; trong đó, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước. Để hiểu rõ hơn về Nghị quyết số 39-NQ/TW, Phóng viên BNEWS/ TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm xung quanh các nội dung này.
Phóng viên: Thưa ông, Tổng cục Thống kê là cơ quan “chắp bút” Nghị quyết, ông có thể cho biết những nét chính được đề cập tại Nghị quyết này?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Thực hiện Kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc “Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền kinh tế hiện nay để báo cáo Bộ Chính trị”, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng; trong đó, Tổng cục Thống kê là cơ quan thường trực của Tổ công tác trực tiếp “chắp bút” biên soạn dự thảo Nghị quyết.
Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu khái quát những kết quả chủ yếu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quản lý, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế thời gian vừa qua.
Nghị quyết khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của đất nước.
Trong đó, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực phát triển; đẩy mạnh kinh tế hóa nguồn vật lực; tập trung khai thác tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội; tránh xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và hủy hoại môi trường; đồng thời, chỉ đạo về công tác kiểm kê, đánh giá các nguồn lực của nền kinh tế.
Nghị quyết đã đề ra mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể đối với từng nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) gắn với các mốc thời gian đến năm 2025, năm 2035 và năm 2045 – Thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp chung và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng nguồn lực nhằm thực hiện quan điểm và mục tiêu đề ra.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực còn hạn chế, bất cập; việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của đất nước. Thưa ông, mục tiêu của Nghị quyết số 39-NQ/TW đưa ra những nội dung gì nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng nguồn lực gắn với các mốc thời gian được xác định.
Trong đó, nguồn nhân lực đặt ra mục tiêu: tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đến năm 2025 dưới 33% tổng số lao động của cả nước, đến năm 2035 dưới 25% và đến năm 2045 dưới 15%. Đến năm 2025, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới. Đến năm 2045 năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt mức trung bình các nước ASEAN-4…
Đối với nguồn vật lực, mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; đến năm 2035 bảo đảm khoảng 99% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác, sử dụng; phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
Đến năm 2045 có thể chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Đối với hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội, Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025 phải hoàn thành dứt điểm các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cấp hạ tầng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và kết cấu hạ tầng đô thị để đến năm 2045 đất nước ta có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thông suốt trong nước với quốc tế, ngang bằng với các nước phát triển...
Đối với nguồn tài lực, Nghị quyết đề ra các mục tiêu nhằm giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực như: tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP; mức dự trữ quốc gia đến năm 2025 đạt từ 0,8-1,0% GDP, đến năm 2035 đạt 1,5% GDP và đến năm 2045 đạt 2% GDP.
Bên cạnh đó, Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP…
Phóng viên: Để đạt được các mục tiêu đề ra; cụ thể, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách Nhà nước, Nghị quyết số 39-NQ/TW đã đề cập đến những giải pháp gì thưa ông?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Để đạt được các mục tiêu này, Nghị quyết đề cập tới một loạt giải pháp; trong đó các giải pháp chủ yếu gồm: Thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước ở tất cả các ngành, các cấp. Nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách Nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp. Thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ. Giảm các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước để tập trung nguồn lực cho phát triển
Bên cạnh đó, kiểm soát và quản lý nợ công trong giới hạn cho phép, đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công, kiểm soát chặt chẽ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn; hoàn thiện luật pháp, chính sách quản lý nợ công phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, gắn trách nhiệm phân bổ, sử dụng vốn vay với trách nhiệm giải trình, cân đối nghĩa vụ trả nợ; tập trung phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đa dạng hoá công cụ nợ và nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Phóng viên: Thưa ông, trong Nghị quyết số 39-NQ/TW có đề cập đến nhiệm vụ của nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Là cơ quan cung cấp thông tin và tham mưu để Chính phủ xây dựng, hoạch định chính sách, xin ông cho biết những giải pháp chính để phát huy một cách hiệu quả 3 nguồn lực này trong thời gian tới?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Theo chúng tôi, để nâng cao hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có.
Đồng thời, đẩy nhanh quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động sang sử dụng tổng hợp, có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Mặt khác, cần cơ cấu lại nền kinh tế, ngành, vùng và sản phẩm chủ yếu theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tập trung các nguồn lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và có thị trường tiêu thụ.
Cùng đó, cần chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ thông tin về các nguồn lực trong nền kinh tế để sử dụng tối ưu và hiệu quả; phân phối, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dư thừa, làm gia tăng giá trị các nguồn lực của nền kinh tế.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết; xây dựng và triển khai các Đề án nhằm quản lý, khai thác, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ tiêu chí chất lượng thống kê Nhà nước mới có hiệu lực khi nào?
07:02' - 09/01/2019
Bộ tiêu chí chất lượng thống kê Nhà nước đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành tại Quyết định số 01/2019/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 5/3/2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thống kê sẽ đề xuất kịp thời các “kịch bản tăng trưởng kinh tế”
10:51' - 08/01/2019
Năm 2019, toàn ngành thống kê sẽ tập trung nâng cao chất lượng thống kê, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó có hiệu quả các biến động trên thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê: Nền tảng kinh tế vĩ mô ngày càng được củng cố
16:53' - 27/12/2018
Cuộc trao đổi dưới đây giữa phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho thấy bức tranh kinh tế năm 2018 và 2019 sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê: Năm 2018 thành công trong kiểm soát lạm phát
15:46' - 27/12/2018
CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12 năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát
07:00' - 28/09/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.