Ngư dân khó tiếp cận nguồn vốn để đóng mới tàu cá
Gần hai năm thực hiện đóng mới tàu thuyền có công suất lớn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, hàng chục con tàu vỏ gỗ, vỏ sắt được trang bị thiết bị hiện đại của ngư dân tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động, góp phần nâng chất lượng mỗi chuyến ra khơi.
Nhưng thực tế triển khai cho thấy, ngư dân còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để đóng mới tàu thuyền.
Sau hơn 2 tháng trên biển, sáng 20/9, chiếc tàu cá đóng mới bằng vỏ thép mang số hiệu QNa 91239TS có công suất gần 900 CV được trang bị đầy đủ các thiết bị đi biển hiện đại của anh Huỳnh Ngọc Huệ, xã Tam Giang, huyện Núi Thành đã cập cảng cá Tam Quang trong niềm vui thắng lợi.Do được các tàu dịch vụ hậu cần thu mua gần hết lượng hải sản khai thác được trước đó nên khi tàu cập cảng, ngư dân chỉ bán nốt số lượng thủy sản còn lại. Sau đó, tập trung vệ sinh tàu, kiểm tra máy móc, thiết bị, chuẩn bị tiếp nhận lương thực, thực phẩm, vật tư, nhiên liệu cho chuyến biển tiếp theo.
Sau chuyến biển dài hơn hai tháng này, 14 lao động trên tàu cá QNa 91239TS mỗi người có thu nhập gần 20 triệu đồng.
Không giấu được niềm vui, anh Huỳnh Ngọc Huệ, chủ tàu QNa 91239TS phấn khởi, nhờ chủ động trong lựa chọn mẫu tàu, được tư vấn giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn vật tư đến quá trình đóng mới và hạ thủy nên tàu hoạt động khá tốt. So với tàu đóng bằng vỏ gỗ, tàu vỏ sắt an toàn, hiệu quả hơn. Mọi ngư dân đều mong có những con tàu như vậy để việc khai thác hải sản được thuận lợi. Anh Phan Bá Tầm, thuyền viên tàu cá QNa 91239TS cho hay, tàu vỏ sắt và phương tiện thiết bị trang bị trên tàu đều hiện đại. Vì vậy, tàu hoạt động có hiệu quả cao hơn so với tàu đóng bằng vỏ gỗ truyền thống. Được ra khơi với những con tàu hiện đại như vậy là mơ ước của nhiều ngư dân. Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, thực hiện Nghị định 67, tỉnh Quảng Nam được giao chỉ tiêu đóng mới 92 tàu các loại; trong đó có 60 chiếc tàu vỏ thép, 2 chiếc đóng bằng vật liệu Composit, số còn lại đóng bằng vỏ gỗ.Toàn bộ 92 chiếc tàu này tập trung phần lớn ở hai địa phương có nghề biển phát triển mạnh là Núi Thành và Thăng Bình. Riêng huyện Núi Thành được phân bổ chỉ tiêu đóng mới 50 tàu cá có công suất lớn với trang thiết bị hiện đại.
Sau hơn một năm triển khai, địa phương này đã có 49 chủ tàu được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đóng mới tàu có công suất lớn. Hiện 22 chủ tàu đã triển khai đóng mới, trong đó có 14 tàu vỏ gỗ và 8 tàu vỏ thép.
Số tàu còn lại được ngư dân ký hợp đồng tín dụng với các ngân hàng, tổng số vốn gần 300 tỷ đồng để đóng mới tàu có công suất lớn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, để khai thác có hiệu quả số tàu được đóng mới, huyện Núi Thành thành lập thêm nghiệp đoàn tàu cá xa bờ để cùng với các tổ hợp tác, tổ ngư dân sản xuất trên biển nâng khả năng vươn khơi bám biển.Theo đó, các nghiệp đoàn nghề cá, tổ hợp tác, tổ ngư dân sản xuất trên biển hoạt động theo hình thức tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi.
Bên cạnh đó, tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ thông tin về giá cả thị trường, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, góp phần cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế.
Thuận lợi là vậy nhưng trong quá trình triển khai, ngư dân cũng còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, thời gian qua, hàng chục hộ ngư dân huyện Thăng Bình, một trong những địa phương của tỉnh Quảng Nam được phân bổ chỉ tiêu đóng mới tàu thuyền theo Nghị định 67 nhưng đến nay vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vốn. Theo ông Nguyễn Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, để vay vốn với lãi suất ưu đãi đóng tàu theo Nghị định 67, ngư dân đã lập hồ sơ và được thẩm định. Đối với những hồ sơ đủ điều kiện, ngư dân cùng đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.Hàng chục hồ sơ của ngư dân huyện Thăng Bình đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt nhưng đến nay mới chỉ có Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam cho vay. Các ngân hàng khác chưa cho vay vì cho rằng ngư dân chưa đủ kinh nghiệm đi biển.
Phương án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Lý do nữa được phía ngân hàng đưa ra là chưa có kế hoạch vốn nên chưa cho vay. Trước thực tế này, địa phương mong cấp có thẩm quyền chỉ đạo để ngư dân sớm được tiếp cận với nguồn vốn vay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biển đảo Việt Nam: Cần thêm giải pháp khai thông hỗ trợ ngư dân phát triển thủy sản
10:12' - 02/10/2016
Việc thực hiện Nghị định 67 và Nghị định 89 trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn một số khó khăn, yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị chức năng kịp cần tiếp tục triển khai đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng trước 3.000 tỷ đồng bồi thường ngư dân 4 tỉnh miền Trung
16:25' - 30/09/2016
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã đồng ý chủ trương ứng trước 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh miền Trung để các tỉnh này triển khai giải ngân cho những đối tượng được hưởng chính sách bồi thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ nút thắt cho ngư dân vay vốn hiện đại tàu cá
17:07' - 28/09/2016
Khó khăn đầu tiên dẫn đến việc triển khai chưa đồng bộ là do nhận thức không thống nhất từ phía ngân hàng, ngư dân, cơ sở đóng tàu về trình tự, thủ tục, yêu cầu điều kiện đối với Nghị định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.