Ngưng nhập hàng may mặc, nhà phân phối cần lưu ý đến trách nhiệm xã hội
Việc ngừng đặt hàng tạm thời được Tập đoàn Central Group lý giải là do có sự thay đổi chiến lược trong phát triển mô hình ngành hàng may mặc cho phù hợp với chỉ đạo của Tập đoàn này tại Thái Lan.
Những nhà sản xuất may mặc đã có hợp đồng cung ứng cho Big C thực sự hoang mang, bởi một ngày Big C không nhận hàng là một ngày công nhân mất việc.
Mối lo của các nhà cung ứng nhỏ
Thông báo của Big C về việc dừng nhập hàng may mặc của Việt Nam, chỉ áp dụng đối với một số nhà cung cấp nhỏ lẻ tại Việt Nam.
Big C không hoàn toàn dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ tất cả các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số 200 doanh nghiệp mà Big C dừng nhập hàng may mặc, số doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội không nhiều và hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vấn đề đang được đặt ra là nếu doanh nghiệp bị ngừng sản xuất đột ngột sẽ gây thiệt hại như thế nào?Các chuyên gia trong ngành đã phân tích, các nhà sản xuất hàng may mặc với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khi ký được hợp đồng sản xuất cho bất cứ một nhà phân phối nào đó, họ sẽ phải tính toán chi ly cho từng tháng sản xuất, để làm sao có thể tránh hàng tồn, đủ lương cho công nhân, đủ khấu hao máy móc và có chút lãi để tái đầu tư.
Nghề may mặc lấy công làm lãi, tỷ suất lợi nhuận rất thấp trên mỗi sản phẩm, do đó, đơn hàng càng nhỏ, rủi ro càng to.
Nhiều khi doanh nghiệp đón đầu, sản xuất trước sản phẩm trong điều kiện nhà phân phối vẫn thực hiện hợp đồng nhập hàng, nhưng trong trường hợp bên phân phối dừng đột ngột không lấy hàng, thì bỗng dưng, hàng tồn trong kho của nhà cung ứng quá lớn và họ thực sự đứng trước khủng hoảng.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sự việc trên diễn ra đã hai, ba ngày nhưng về phía Hiệp hội vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ các doanh nghiệp.
Với vai trò từ phía Hiệp hội ông Giang đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp cần phải tuân thủ luật chơi toàn cầu.
Dựa theo các hiệp định thương mại mà các nước đã ký kết, doanh nghiệp cần cẩn trọng khi sử dụng, nhãn mác, thương hiệu...
Đặc biêt, tránh trường hợp sản phẩm sản xuất nước khác gắn mác "Made in Vietnam". Việc này liên quan đến luật, luật bảo vệ trí tuệ hàng hóa mà Việt Nam đã ký kết, ngược lại Việt Nam cũng có Luật bảo vệ trí tuệ hàng hóa riêng.
Ảnh hưởng nhất định tới việc làm người lao động
Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, các doanh nghiệp may mặc trực thuộc Vinatex có hợp đồng thương mại với những nhà phân phối lớn trên thế giới như Walmart, đó là những hợp đồng theo mùa.
Trong các hợp đồng thương mại này, hai bên đều phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt mà bên kia đưa ra.
Cụ thể, đối với nhà sản xuất thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chế độ lương cho người lao động, giờ làm việc, môi trường làm việc…
Còn về phía nhà phân phối thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, đó là cam kết đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
Với các doanh nghiệp may mặc, có đặc thù là số lượng người lao động lớn, thì ứng xử ở đây là sự cam kết đảm bảo việc làm ổn định cho lực lượng lao động này.
Trong trường hợp của Big C, với quyết định ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam, cần căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng thương mại giữa nhà cung ứng và nhà phân phối, nhưng xét về khía cạnh trách nhiệm xã hội, ứng xử của Big C là có ảnh hưởng nhất định tới việc làm của một bộ phận người lao động may mặc của các nhà cung ứng.
Cần xem lại cam kết giữa hai bên
Về sự việc này, chủ tịch một hãng luật tại Hà Nội cho biết, nhà phân phối hay siêu thị có quyền nhập hàng từ các nhà cung cấp Việt Nam và nhà cung cấp nước ngoài.
Hiện nay, Bộ Công Thương và cơ quan chức năng đánh giá nhu cầu kinh tế của việc mở siêu thị đối với nhà đầu tư nước ngoài trong giải quyết việc làm của người lao động chứ không có quy định siêu thị phải mua hàng của nhà cung cấp Việt Nam.
Vì vậy, siêu thị, nhà phân phối có quyền nhập hàng hoặc không nhập hàng của các nhà cung cấp Việt Nam.
Theo vị luật sự này, cũng cần xem lại là Big C có cam kết nhập hàng của nhà cung cấp Việt Nam hay không.
Nếu có cam kết thì Big C phải tuân thủ, về khía cạnh luật thì hiện nay chưa có quy định như vậy. Vì vậy, không có chế tài để xử phạt.
“Theo tôi khi xét duyệt các hồ sơ về hệ thống bán lẻ; trong đó có siêu thị, cơ quan chức năng có thể yêu cầu nhà đầu tư cam kết về việc hỗ trợ nhà sản xuất địa phương đưa hàng hóa vào hệ thống siêu thị. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể ra thông tư quy định đối với siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài nhập hàng của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ nhất định. Nếu làm được như vậy sẽ có hành lang pháp lý để có thể xử lý những vụ việc như vừa qua”, vị luật sư nói.
Đối với doanh nghiệp khi phân phối hàng hóa vào hệ thống siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài, vị luật sư khuyến cáo, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy định của siêu thị.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao tiêu chuẩn về môi trường, về lao động để đáp ứng yêu cầu của siêu thị.
Việc siêu thị từ chối hàng hóa của nhà cung cấp có thể là có lý do kinh tế, hoặc có lý do về kỹ thuật. Ví dụ hàng hóa chưa đạt tiêu chuẩn, giá quá cao so với mặt bằng, hoặc lý do cụ thể Big C ngừng nhập hàng của nhà cung cấp Việt Nam là muốn phân phối các mặt hàng cao cấp, không phải mặt hàng bình dân nữa.
Vì vậy, mấu chốt là doanh nghiệp cần có bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm và phải đề phòng các rủi ro; trong đó, có rủi ro về nhà phân phối.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, vấn đề trong vụ việc này là phương thức, triết lý kinh doanh.
Nếu siêu thị bán hàng của nhà phân phối Việt Nam có lợi nhiều thì họ sẽ vẫn nhập hàng, ngược lại thay thế sản phẩm của nhà phân phối Việt Nam bằng các sản phẩm khác có lợi hơn thì nhà phân phối sẽ phải đưa ra lựa chọn.
“Người tiêu dùng cảm thấy hợp lý thì ủng hộ, không hợp lý thì có thể tẩy chay. Kinh tế thị trường thì phải sòng phẳng với nhau”, vị luật sư nêu quan điểm. Không chỉ riêng lĩnh vực bán lẻ mà trong sản xuất cũng như dịch vụ, nếu doanh nghiệp không cạnh tranh được thì khó tồn tại.Doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải vươn lên cạnh tranh, để nhà phân phối thích bán hàng Việt, thậm chí hàng hóa của nhà sản xuất Việt còn phải hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là cốt lõi của vấn đề.
Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng cảm nhận, yêu thích và chấp nhận./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Big C cam kết mở ngay đơn hàng cho 50 nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam
16:34' - 04/07/2019
"Big C cam kết ngay trong ngày hôm nay sẽ mở đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam" là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ.
-
Doanh nghiệp
Hàng trăm doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn từ việc siêu thị Big C ngừng nhập hàng may mặc
19:24' - 03/07/2019
Các doanh nghiệp cho biết việc hệ thống siêu thị Big C ngừng nhập hàng may mặc của các nhà cung cấp từ sáng 3/7 sẽ gây thiệt hại lớn cho đơn vị sản xuất và cung ứng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất ngờ vì thông báo của Central Group VietNam
17:34' - 03/07/2019
Theo một số doanh nghiệp cung cấp hàng may mặc vào Big C, việc thông báo dừng nhập hàng này là đường đột và sẽ gây tổn hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
11:31'
Vinamilk đã có bước tiến lớn trong hành trình phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu nổi bật về giảm thiểu tác động lên môi trường và trách nhiệm xã hội.
-
Doanh nghiệp
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
20:40' - 19/11/2024
Quyết định này quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới lắp động cơ nhiệt nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
BIDV rót vốn xanh vào Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn
20:34' - 19/11/2024
BIDV sẽ cung ứng nguồn vốn cho dự án Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn mà DDC đang triển khai tại Thanh Hóa.
-
Doanh nghiệp
Sự cố kỹ thuật của British Airways gây gián đoạn hoạt động tại sân bay Heathrow
17:57' - 19/11/2024
Vụ việc đã khiến hàng loạt chuyến bay bị trì hoãn, gây ra sự bất tiện lớn cho hàng nghìn hành khách, đặc biệt tại sân bay Heathrow - một trong những sân bay sầm uất nhất thế giới.
-
Doanh nghiệp
BSR về đích sớm 43 ngày chỉ tiêu sản lượng sản xuất cả năm
16:34' - 19/11/2024
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR) đã hoàn thành chỉ tiêu sản lượng sản xuất năm 2024, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp ký hợp tác phát triển lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
11:08' - 19/11/2024
VinFast Energy, Schneider Electric và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông vừa ký thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tại Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Hơn 9.000 nhân viên các công ty niêm yết tại Nhật Bản được đề nghị nghỉ việc
11:07' - 19/11/2024
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, các công ty niêm yết tại Nhật Bản đã đưa ra đề nghị nghỉ việc tự nguyện cho hơn 9.000 nhân viên trong năm 2024 - gấp gần 3 lần con số của năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Hãng Naver mất hơn 20% thị phần tìm kiếm trực tuyến trong nước
08:58' - 19/11/2024
Hãng Yonhap ngày 18/11 đưa tin, tỷ lệ tìm kiếm trực tuyến tại Hàn Quốc qua Naver Corp., tập đoàn Internet hàng đầu của Hàn Quốc, đã giảm đáng kể trong 9 năm qua trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Hãng hàng không giá rẻ Spirit Airlines nộp đơn xin phá sản
19:32' - 18/11/2024
Hãng hàng không có trụ sở tại bang Florida, Mỹ, tiết lộ đã đạt được thỏa thuận trị giá 300 triệu USD với các chủ nợ trái phiếu, nhằm tiếp tục duy trì hoạt động trong quá trình phá sản.