Người dân Kiên Giang chủ động ứng phó hạn, mặn
Trước dự báo tình hình nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn diễn ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm của cơ quan chuyên môn, người dân và chính quyền địa phương đã chủ động các giải pháp ứng phó, nhằm giảm thiểu những thiệt hại, ảnh hưởng do hạn, mặn gây ra.
“Nguồn nước mưa dự trữ gia đình tôi sử dụng nấu ăn và uống chắc được 3 tuần nữa và đến khi hết buộc lòng phải mua các bình nước lọc, hoặc mua nước lu từ những hộ dân bên kia sông có đường nước sạch. Khoản tiền mua nước sạch này thường không dưới 2 triệu đồng/năm. Tôi mong sắp tới ngành chức năng sớm kéo đường nước máy đến khu vực này để đảm bảo nước sinh hoạt hợp vệ sinh”, bà Mười bày tỏ.
Liên quan đến việc chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Văn Thắm, xã Nam Thái A, huyện An Biên cho biết, từ cuối năm 2024, ông và nhiều nông dân ở địa phương đã chủ động thả con giống vào đầu tháng 1/2025 theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Cùng với đó, chủ động kiểm tra nguồn nước dưới kênh đảm bảo độ mặn, độ PH mới lấy vào vuông nuôi. Theo ông Thắm, khoảng 2 tuần gần đây, có những thời điểm nguồn nước dưới một số kênh, rạch ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A có độ mặn từ 30 - 35‰. Độ mặn này nếu lấy vào vuông nuôi tôm, cua sẽ dễ xảy ra thiệt hại, ảnh hưởng. “Đến nay, nông dân ấp Bảy biển và một số ấp lân cận thả giống được hơn 1 tháng và tôm, cua đang phát triển tốt, tuy nhiên, bà con cũng lo lắng trước dự báo tình hình nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra có thể ảnh hưởng đến vật nuôi. Tôm, cua nuôi phù hợp với nguồn nước có độ mặn từ 20 - 25‰. Vì vậy, nông dân chúng tôi thường theo dõi thường xuyên chất lượng nguồn nước thấy phù hợp mới lấy nước vào vuông nuôi”, ông Thắm nói. Đồng bộ các biện pháp phòng, chống hạn, mặn Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Thái A, huyện An Biên cho biết, toàn xã còn trên 100 hộ dân thiếu nước ngọt do đường ống nước chưa tới hoặc có nhưng nước rất yếu. Người dân ở khu vực này đã mua thùng, bồn để chứa nước để sử dụng trong mùa khô. Ông Tiến cũng cho hay, đến nay, tỷ lệ người dân sử dụng nước máy trên 75%, còn lại sử dụng nước giếng, tuy nhiên tại một số khu vực nước giếng khoan có vị mặn và hôi sình, chưa đảm bảo sử dụng trong sinh hoạt. “Ủy ban nhân dân xã Nam Thái A cũng đã lên phương án nếu xảy ra hạn mặn kéo dài, chúng tôi sẽ thành lập các điểm cấp nước tập trung và huy động các dụng cụ chứa nước lớn để bơm nước ra cho bà con lấy nước. Đối với hộ nghèo, người già neo đơn thì lực lượng đem nước tới nhà cho bà con”, ông Tiến cho hay. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn tỉnh từ tháng 2 - 4/2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm; độ mặn cao nhất mùa khô năm 2024 - 2025 trên sông Cái Lớn, Cái Bé xuất hiện vào cuối tháng 3 và tháng 4/2025. Từ dự báo này, tỉnh thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn như: Chi cục Thủy lợi Kiên Giang theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cung cấp để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp; phối hợp với đơn vị chức năng có liên quan chủ động vận hành linh hoạt Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch (Châu Thành) để kiểm soát mặn, trữ ngọt, tránh mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.Cùng với đó, chủ động vận hành có hiệu quả hệ thống cống trên địa bàn, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam vận hành các cống Cái Lớn, Cái Bé và Xẻo Rô, đảm bảo an toàn cho sản xuất; thường xuyên kiểm tra hệ thống cống trên các vùng sản xuất, nhằm phát hiện sớm các sự cố rò rỉ xâm mặn, thất thoát nguồn nước ngọt để khắc phục kịp thời.
Các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động rà soát, cập nhật, triển khai thực hiện phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với tình hình thực tế. Các địa phương cơ sở tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, tích trữ sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý… Riêng đối với huyện U Minh Thượng thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý các tình huống sụt lún, sạt lở đê bao ngoài có thể xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng. “Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, yêu cầu kiểm soát mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt; hướng dẫn nông dân thực hiện lịch gieo sạ sớm hơn tùy theo điều kiện nguồn nước từng khu vực để không bị thiệt hại do hạn mặn ở giai đoạn giữa đến cuối vụ; khuyến cáo nông dân thực hiện đúng khung lịch gieo sạ, thả con giống thủy sản; hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ”, ông Lê Hữu Toàn nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhiều nông sản Kiên Giang tăng giá
10:31' - 16/02/2025
Không chỉ thủy sản, nhiều loại nông sản ở vùng U Minh Thượng Kiên Giang như: khoai từ, chuối xiêm, củ lùn cũng tăng giá trong năm mới 2025.
-
Đời sống
Kiên Giang tôn vinh tinh thần yêu nước, sáng tạo của các bậc tiền nhân
22:04' - 12/02/2025
Tối ngày 12/2 (tức rằm tháng Giêng) tại công viên Trần Hầu, thành phố Hà Tiên (Kiên Giang) diễn ra Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 289 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các.
-
Kinh tế tổng hợp
Kiên Giang thành lập 2 đảng bộ, hợp nhất 2 ban
14:00' - 12/02/2025
Ngày 12/2/2025, tại thành phố Rạch Giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và cán bộ.
-
Ngân hàng
Vốn tín dụng chính sách đồng hành cùng hộ nghèo Kiên Giang
14:28' - 11/02/2025
Năm 2025, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh Kiên Giang triển khai các chương trình, dự án và phối hợp hoạt động ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn trên 2.300 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
09:54'
Hãy tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 tại đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Công nghệ đánh thức giá trị di sản
09:43'
Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.
-
Kinh tế tổng hợp
Hôm nay (16/7) chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
07:10'
Bắt đầu từ 8h ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025 hôm nay 16/7
05:30'
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á 2025 hôm nay 16/7/2025. Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025 hôm nay 16/7. Cập nhật lịch thi đấu bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 mới nhất.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 16/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/7, sáng mai 17/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?
21:25' - 15/07/2025
Hà Nội không phải là thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
-
Kinh tế tổng hợp
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 38% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Tiếng Anh
20:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 16/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 9/7/2025. XSMB thứ Tư ngày 16/7
19:30' - 15/07/2025
Bnews. XSMB 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSMB thứ Tư. Trực tiếp KQXSMB ngày 16/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 16/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 16/7/2025. XSMT thứ Tư ngày 16/7
19:30' - 15/07/2025
Bnews. XSMT 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSMN thứ Tư. Trực tiếp KQXSMT ngày 16/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025.