Người phụ nữ kiên trì đưa túi nilon tự hủy vào chợ truyền thống
Đó là chị Phan Thị Thúy Phượng, công tác tại Công ty Tổng hợp II, người phụ trách dự án đưa túi nilon tự hủy sinh học vào mạng lưới chợ truyền thống.
Dự án do Công ty Tổng hợp II phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai trên địa bàn thành phố.
Một buổi sáng cuối tháng 9/2019, chúng tôi theo chân chị Phan Thị Thúy Phượng tham gia buổi giới thiệu về túi nilon tự hủy sinh học và vận động người dân nâng cao nhận thức tiêu dùng để giảm rác thải nhựa.
Ở một góc chợ, do Ban quản lý chợ Gò Vấp hỗ trợ sắp xếp, chị Phượng cùng đồng nghiệp bắt đầu trưng bày gian hàng với đa dạng sản phẩm túi nilon tự hủy sinh học.
Chị tất bật, liên tục giới thiệu công dụng của túi ni lông tự hủy sinh học, khiến không khí buổi chợ sớm sôi động hơn, thu hút sự quan tâm của tiểu thương và rất đông người đi chợ.
Đặc biệt, gian hàng của chị Phượng còn triển khai các hoạt động minh họa thiết thực về lợi ích của túi nilon tự hủy sinh học, với nhiều khẩu hiệu, băng rôn và tặng sản phẩm dùng thử.
Cứ như vậy, ròng rã hơn 8 năm qua, chị Phan Thị Thúy Phượng đã kiên trì đưa túi nilon tự hủy sinh học vào các chợ truyền thống, giúp tiểu thương và người dân có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Theo chị Phượng, tính đến nay, chị đã đến được khoảng 2/3 trong tổng số lượng gần 250 chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với đó, gian hàng giới thiệu sản phẩm túi nilon tự hủy sinh học được duy trì ổn định và luân phiên tại chợ vào khoảng 7 giờ sáng thứ Bảy hoặc Chủ Nhật hàng tuần.
Nhớ về những ngày đầu của hành trình đưa túi nilon tự hủy sinh học vào chợ truyền thống, chị Phan Thị Thúy Phượng và các đồng nghiệp của mình đã gặp không ít khó khăn, rào cản.
Chị Phan Thị Thúy Phượng chia sẻ: Trong thời gian dài, sản phẩm túi nilon nhựa được đa số tiểu thương sử dụng, có giá thành rẻ, tiện lợi, cơ sở sản xuất giao hàng tận nơi.
Ngược lại sản phẩm túi nilon tự hủy sinh học có giá thành cao hơn, chưa được thông tin phổ biến về lợi ích, thân thiện môi trường.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng chưa có ý thức về hạn chế rác thải nhựa và thu gom rác thải nhựa, trong khi mạng lưới chợ truyền thống được đánh giá là một trong những nơi sử dụng số lượng bao bì nhựa cao.
Chị Phan Thị Thúy Phượng dẫn chứng, tuy mỗi món hàng hóa đã được gói trong một túi nilon riêng lẻ, nhiều người tiêu dùng vẫn có thói quen xin thêm 1, 2 túi nilon to để gói gọn hàng hóa và dễ vận chuyển hơn. Còn tiểu thương, đơn vị kinh doanh cũng sẵn sàng chiều lòng khách hàng.
Thực tế trên đã thôi thúc chị Phượng không bỏ cuộc trên hành trình đưa túi nilon tự hủy sinh học vào mạng lưới chợ truyền thống sau những lần thất bại.
Để hiệu quả hơn trong công tác tuyên tuyền, chị Phượng đã tìm đến sự hỗ trợ của các Ban Quản lý chợ truyền thống; chủ động sinh hoạt với Hội Phụ nữ các địa phương để tiếp cận với tiểu thương, phụ nữ để tuyên truyền, vận động chuyển đổi sang sử dụng túi nilon tự hủy sinh học.
Từ sự nỗ lực trên, hiện nay có nhiều chợ, chỉ cần đến tổ chức gian hàng một lần đã nhận được sự hưởng ứng của tiểu thương với những đơn hàng mua túi nilon tự hủy sinh học ngày càng tăng về số lượng.
Chia sẻ những khó khăn hiện nay, chị Phượng cho biết: Vẫn còn nhiều Ban quản lý chợ và tiểu thương chưa quan tâm, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon tự hủy sinh học, có thái độ không hợp tác, cho rằng bị làm phiền, ảnh hưởng đến việc buôn bán của họ...
Cùng với đó, giá thành của túi nilon tự hủy sinh học còn tương đối cao, chưa được khuyến khích sản xuất nhiều nên cũng là một rào cản để người tiêu dùng lựa chọn.
Theo chị Phượng, để đưa túi nilon tự hủy sinh học vào mạng lưới chợ truyền thống, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa cho đơn vị sản xuất kinh doanh và người dân tiếp cận thông tin về túi nilon tự hủy sinh học bằng những quy định cụ thể như chứng nhận sản phẩm, tập huấn, đào tạo...
Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu máy móc, thiết bị, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh... cho những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đối với cộng đồng xã hội, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nói không với rác thải nhựa, túi nilon sử dụng một lần...
Chị Phượng chia sẻ: Những nỗ lực của mình chỉ là một phần nhỏ góp phần bảo vệ môi trường. Để hiệu quả hơn, tạo sự đột phá trong thay đổi thói quen của tiểu thương, người dân cần có sự chung tay của tất cả mọi người./.
- Từ khóa :
- nói không với rác thải nhựa
- nhựa
- rác thải nhựa
- rác thải
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Du lịch Việt Nam: Hướng tới du lịch không rác thải nhựa
12:32' - 09/09/2019
Ngày 9/9, tại thành phố Hội An, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo phát triển du lịch bền vững với chủ đề “Du lịch không rác thải nhựa”.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển sản phẩm thay thế đồ dùng nhựa từ nông sản
08:30' - 31/08/2019
Làm ra những sản phẩm có thể thay thế đồ dùng nhựa nhằm bảo vệ môi trường, vừa tăng giá trị nông sản xuất khẩu để mang về lợi ích cho người nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế ban hành chỉ thị về giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành y tế
19:03' - 12/08/2019
Để giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị về giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành y tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng không xem xét bố trí lại vốn cho công trình, dự án bị rút vốn
16:36'
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương triển khai kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
16:06'
Dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, động vật và người ở nước ta là cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49'
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định: Hiện thực hoá khát vọng phát triển từ Nghị quyết của Đảng
15:28'
Từng là 1 trong các trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, song Nam Định dần đánh mất vị thế và bị tụt lại so với các tỉnh, thành khác về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.