Nguồn cung thực phẩm đầy đủ, bán theo giá niêm yết
Các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa nên nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tương đối đầy đủ.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, các chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân thành phố. Người dân hạn chế đến các điểm bán tập trung để giảm rủi ro lây nhiễm dịch COVID-19 theo tinh thần khuyến cáo của Bộ Y tế và được khuyến cáo nên tích cực mua hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà. Đối với nguồn cung hàng hóa, Saigon Co.op cho biết sẽ đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng từ 3 đến 6 tháng. Đồng thời Saigon Co.op cũng theo dõi sát tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố để phối hợp với các nhà cung cấp, kho trung tâm Saigon Co.op, siêu thị trong khu vực chuyển hàng hóa về kịp thời. Về giá bán, Saigon Co.op không tăng giá với phần lớn sản phẩm, thậm chí đơn vị còn tổ chức rất nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại cho người dân. Ngoài ra, Công ty kỹ nghệ thực phẩm Vissan cũng cho biết lượng hàng tồn kho đủ cung cấp khoảng 39% nhu cầu thị trường thành phố; trong đó năng lực sản xuất của Công ty tối đa khoảng 70 tấn/ngày đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống và 128 tấn/ngày đối với mặt hàng thực phẩm chế biến. Nhìn chung các mặt hàng lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không khan hiếm, hàng hóa dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Tại Long An, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch COVID-19 có hiện tượng một số người dân mua sắm thực phẩm, nhu yếu phẩm tích trữ. Tuy nhiên, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các tiểu thương kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân với giá cả bình ổn. Tại một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu khu vực nông thôn, sau khi giá xăng dầu giảm, người dân mua xăng dầu nhiều hơn để phục vụ mục đích bơm nước vào ruộng để canh tác dẫn đến một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu tạm hết hàng nhưng sau đó đã nhập đủ xăng dầu để phục vụ người dân. Để hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận các điểm bán khẩu trang vải (khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn, khẩu trang vải thường) để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Vụ Thị trường trong nước liên tục cập nhật và cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương thông tin về danh sách các điểm bán khẩu trang vải các loại trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế. Thống kê cho thấy, trong ngày 3/4 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 48 vụ, xử lý 9 vụ với số tiền xử phạt 74,8 triệu đồng. Theo đó, lũy kế từ ngày 31/1 đến ngày 3/4, lực lượng kiểm tra, giám sát, xử lý 7.574 vụ với số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên tới 3,17 tỷ đồng. Điển hình vừa qua các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kết thúc xử lý 8 vụ việc, phạt tiền hơn 74,7 triệu đồng. Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các phòng, Đội Quản lý thị trường tập trung thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố; triển khai 100% quân số phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện ích. Cụ thể, lực lượng sẽ tập trung kiểm soát giá các mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, mỳ gói, dầu ăn…; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá, định giá mua, bán bất hợp lý các mặt hàng y tế, lương thực, thực phẩm, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trà trộn, lưu thông hàng giả, hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.Đồng thời, tuyên truyền để người dân không hoang mang, ảnh hưởng tâm lý tiêu dùng, an ninh, trật tự an toàn xã hội./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Dịch COVID-19: Hà Nội đủ lương thực, thực phẩm, người dân không cần tích trữ hàng hóa
08:37' - 01/04/2020
Tối 31/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT - UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
-
Hàng hoá
Chợ dân sinh Hà Nội dồi dào thực phẩm tươi sống
20:40' - 31/03/2020
Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4, người dân vẫn có thể đi mua đồ ăn, thực phẩm, thuốc men và cửa hàng kinh doanh hàng thiết yếu, hàng thực phẩm vẫn mở cửa phục vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao
16:27' - 31/03/2020
Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh và doanh nghiệp phân phối có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm đáp ứng kịp thời, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
-
Đời sống
Lãng phí thực phẩm do người dân tích trữ quá nhiều
16:20' - 30/03/2020
Các hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy các thùng rác tại thành phố Derby (Anh) chất đầy thực phẩm quá hạn sử dụng bị vứt bỏ như bánh mỳ, chuối, thậm chí các gói thịt gà chưa mở.
-
Chuyển động DN
Ngành thực phẩm, đồ uống "chạy đua" kích cầu thị trường online
11:51' - 21/03/2020
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong vài tháng gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng phổ biến kênh mua sắm online và thanh toán trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.