Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Nguồn gốc của lễ cúng ông Công ông Táo
Theo sách "Phong tục thờ cúng của người Việt", Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo và thờ cúng ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Truyện xưa kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa, Cao day dứt và nhớ Thị Nhi quay quắt liền lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào định cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa. Ngọc Hoàng cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Ý nghĩa Tết ông Công, ông Táo
Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp.
Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.
Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ.
Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tỷ lệ lấp đầy tới 90% trên những chuyến bay ngày áp Tết
11:43' - 17/01/2022
Trong dịp cao điểm đi lại Tết nguyên đán, Vietnam Airlines Group khuyến nghị hành khách làm thủ tục trực tuyến, tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch bệnh và mua vé trên kênh chính thức.
-
Đời sống
Tết ông Công ông Táo 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
11:15' - 17/01/2022
Theo truyền thống hàng năm, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch). Vậy năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày nào dương lịch?
-
Thị trường
Đa dạng các loại hoa Tết, giá cao
09:37' - 17/01/2022
Các làng hoa nổi tiếng tại tỉnh Tiền Giang như: Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh… sẽ cung ứng thị trường trong ngoài tỉnh 310.000 giỏ hoa các loại, cùng 10.700 chậu kiểng các loại trong dịp Tết Nguyên đán.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - Đà Nẵng hôm nay 29/5/2025: Vé rẻ từ 390 nghìn đồng
20:00' - 28/05/2025
Cập nhật giá vé máy bay chặng Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại ngày 29/5/2025. Nhiều hãng khai thác vé giá rẻ, lịch bay linh hoạt, phù hợp cho nhu cầu du lịch và công tác.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM hôm nay 29/5/2025: Vé giá rẻ từ 1,3 triệu đồng
20:00' - 28/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội đi TPHCM và từ TPHCM đi Hà Nội ngày 29/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – Côn Đảo hôm nay 29/5: Cập nhật vé giá rẻ mới nhất
20:00' - 28/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội – Côn Đảo và Côn Đảo - Hà Nội ngày 29/5/2025 mới nhất cập nhật từ các hãng hàng không nội địa.
-
Đời sống
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2025
16:00' - 28/05/2025
Cập nhật đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương năm 2025 cùng gợi ý giải chi tiết, phân tích cấu trúc đề và mẹo làm bài hiệu quả giúp học sinh đạt điểm cao.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Gợi ý đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói
14:30' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Gợi ý địa điểm vui chơi độc đáo, thú vị ở Hà Nội
12:22' - 28/05/2025
Gợi ý điểm vui chơi Tết Đoan Ngọ 2025 tại Hà Nội: lễ hội, chợ hoa quả, ẩm thực truyền thống, chùa linh thiêng và trải nghiệm văn hóa dân gian.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Văn khấn và giờ cúng chuẩn nhất
11:04' - 28/05/2025
Tìm hiểu văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chi tiết chuẩn truyền thống 2025, giờ cúng đẹp nhất, mâm cỗ cúng đầy đủ và cách thực hiện đúng phong tục giúp gia đình bình an, mạnh khỏe.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Nên cúng giờ nào đẹp?
10:05' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ là dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt với nhiều nghi thức tâm linh ý nghĩa .Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn giờ cúng Tết Đoan Ngọ 2025 đúng phong tục truyền thống.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Những điều nên làm
09:45' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt.Vậy những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ 2025 là gì để giữ trọn vẹn giá trị văn hóa?