Nguy cơ cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt toàn cầu
Khả năng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ tràn ngập thị trường trong năm nay đang khiến giới đầu tư năng lượng trên toàn cầu lo ngại rằng Gazprom - tập đoàn khí đốt hàng đầu của Nga - có thể sẽ áp dụng một chiến lược tương tự của Saudi Arabia.
Theo giới quan sát tại nước Anh, một cuộc chiến khí đốt có lẽ là điều mà Nga đang cần. Giới phân tích cho rằng một chiến lược hợp lý về mặt kinh tế cho Gazprom là đẩy giá khí đốt xuống mức có thể khiến cho việc vận chuyển LNG từ Mỹ trở nên không có lãi, nhằm đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu.
Giải pháp này giúp bảo vệ thị phần của Gazprom tại "lục địa già", thị trường mang đến phần lớn lợi nhuận cho họ, trong khi nó cũng không khó thực hiện bởi giá khí đốt tại châu Âu hiện ở mức tương đối thấp.
Giá khí đốt giao ngay trên thị trường London giảm khoảng 50% trong hai năm qua. Trong khi đó, giá bán khí đốt theo hợp đồng của Gazprom - vốn theo sát giá khí đốt trên thị trường giao ngay - rất có thể sẽ tiếp tục giảm trong 6-9 tháng tới.
James Henderson, chuyên gia dầu khí thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (OIES), cho rằng chẳng có lý gì khi phải nhượng thị phần cho một nhà sản xuất dầu khí có chi phí cao hơn.
Tương tự Saudi Arabia, Gazprom có công suất sản xuất khí đốt chưa sử dụng khá lớn, lên tới 100 tỷ m3, đồng thời cũng là một trong những nhà sản xuất khí đốt có chi phí thấp nhất.
Theo chuyên gia Henderson, khí đốt của Gazprom xuất sang Đức có giá 3,5 USD/1 triệu btu (đơn vị nhiệt lượng Anh), thấp hơn so với mức giá được coi là hòa vốn, ước khoảng 4,3 USD/1 triệu btu, của LNG xuất xứ từ Mỹ.
Tuy nhiên, xét từ khía cạnh khác, chiến lược hạ giá khí đốt hòng nhằm lợi thế nói trên có thể tác động không nhỏ lên các thị trường năng lượng toàn cầu.
Một cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt châu Âu, nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng tới các khu vực cũng như các hàng hóa khác, từ LNG của Australia đến than đá của Colombia, đồng thời nó còn đe dọa tới sự tồn vong của ngành LNG còn sơ khai của Mỹ.
Về tác động đối với Gazprom, theo ước tính của nhà phân tích khí đốt châu Âu thuộc ngân hàng Société Générale tại Paris, Thierry Bros, tập đoàn dầu khí của Nga có thể mất 1,3 tỷ USD doanh thu trong năm nay liên quan tới việc "đẩy" LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu, dù rằng con số này chưa bằng 1% doanh thu hàng năm của Gazprom.
Đánh giá về cuộc chiến giá cả mà Gazprom có thể khởi xướng, một số nhà phân tích nêu ra hai mục tiêu dễ nhận thấy cho cuộc chiến này là đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường trong ngắn hạn và không khuyến khích các khoản đầu tư mới vào các dự án LNG trong dài hạn.
Với mục tiêu đầu, Gazprom sẽ chịu ảnh hưởng nhất định trong thời gian dài, bởi tập đoàn này cần phải giảm giá khí đốt giao ngay xuống dưới mức chi phí biên, trong khi việc thực hiện mục tiêu thứ hai (thông qua việc áp dụng chiến lược quản lý giá khí đốt tại châu Âu trong trung hạn nhằm hạn chế việc thông qua các dự án đầu tư vào LNG mới) có phần khả dĩ và ít thiệt hại hơn.
- Từ khóa :
- khí đốt
- giá khí đốt
- thị trường khí đốt
- Mỹ
- Nga
- Anh
- Saudi Arabia
- Gazprom
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Australia sẽ dẫn đầu mức tăng sản lượng khí đốt
14:31' - 27/01/2016
Mỹ và Australia sẽ dẫn đầu mức tăng nguồn cung khí đốt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong vài năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tăng giá trung chuyển khí đốt Nga
16:20' - 20/01/2016
Bộ trưởng Năng lượng và công nghiệp than Ukraine Vladimir Demchishin thông báo tăng giá trung chuyển khí đốt của Nga qua nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đòi Ukraine trả hơn 2,5 tỷ USD vi phạm hợp đồng mua khí đốt
21:38' - 19/01/2016
Ngày 19/1, Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga đưa ra một điều khoản bảo lưu mới, yêu cầu tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine trả hơn 2,5 tỷ USD vì vi phạm hợp đồng cung cấp khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của châu Âu
07:00' - 15/01/2016
Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine ngày 14/1 thông báo đã ký hợp đồng mua 1,7 tỷ mét khối khí đốt của 5 công ty châu Âu bằng tiền vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.