Nguy cơ đối với con đường phục hồi kinh tế Trung Quốc
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc dựa trên nền tảng vững chắc có thể chịu được "cơn gió ngược" toàn cầu và sức ép của Mỹ, tình hình phục hồi hiện nay ít nhất có thể tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2020.
Tuy nhiên, do Chính phủ Trung Quốc không có ý định tăng mức kích thích tăng trưởng, thêm vào đó là thiếu sự hợp tác giữa các nước lớn như giữa Trung Quốc và Mỹ, nên tăng trưởng của Trung Quốc khó có thể kéo theo sự phục hồi nền kinh tế khu vực và toàn cầu.Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/7, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý II/2020 đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trở lại mạnh mẽ so với mức giảm 6,8% trong quý I/2020, đồng thời thu hẹp mức giảm GDP trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 1,6%.Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã cơ bản phục hồi trở lại ở mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát. So với mặt cung, tiến độ phục hồi của mặt cầu vẫn còn tương đối chậm. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội trong quý II/2020 giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, 6 tháng đầu năm giảm 11,4%.Ngành xuất nhập khẩu, vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, cũng cho thấy khả năng phục hồi và dần ổn định trở lại sau những chấn động trong quý I/2020. Tháng 6/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 5,1%, kéo theo mức giảm trong quý II/2020 được thu hẹp từ 6,5% của quý I/2020 xuống còn 0,2%.Vương Quân, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung Nguyên (Trung Quốc), phân tích rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng Sáu đã phục hồi trở lại sau khi chạm đáy. Điều này vừa có lợi cho chính sách ổn định ngoại thương của các nhà hoạch định chính sách, đồng thời cùng với các doanh nghiệp ngoại thương tích cực khai thác các kênh kinh doanh mới như thương mại điện tử xuyên biên giới.Ông Vương Quân hy vọng rằng với sự hỗ trợ của thị trường trong nước ổn định, trạng thái phục hồi của cả cung và cầu sẽ tiếp tục kéo dài trong 6 tháng cuối năm, GDP trong quý III và quý IV dự kiến sẽ tăng trở lại khoảng 6%.Vị chuyên gia này cho rằng mặc dù dịch bệnh trên toàn cầu hiện vẫn chưa lắng xuống, nhu cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa tổng thể còn yếu. Thêm vào đó là nhiều sức ép nặng nề từ phía Mỹ. Đây đều là những trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Nhìn từ hiệu quả kinh tế của quý II cho thấy, những yếu tố trên vẫn chưa ngăn chặn đà phục hồi của nền kinh tế khổng lồ này. Nếu nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục phục hồi, nghĩa là mở rộng mua sắm hàng hóa từ nước ngoài, điều này sẽ phát huy vai trò hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên, ông Vương Quân cũng chỉ rõ, tình trạng dịch bệnh bùng phát khắp nơi và các nước “mạnh ai nấy làm”, thiếu sự phối hợp và hợp tác, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi của Trung Quốc. Chỉ khi nào các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ chuyển từ đối đầu sang hợp tác, mới có thể cùng nhau kéo con thuyền lớn kinh tế thế giới “ra khỏi vũng lầy”.Tạ Đống Minh, nhà nghiên cứu trưởng của ngân hàng OCBC chi nhánh Trung Quốc, nhận định hiệu ứng lan tỏa của kế hoạch “Bốn nghìn tỷ NDT” của Trung Quốc năm 2008 đã kéo theo sự phục hồi kinh tế khu vực, nhưng hiện nay Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để tránh con đường cũ “nước lớn tràn vào”, sắp tới ít có khả năng gia tăng mức độ kích thích kinh tế, ảnh hưởng đối với các nền kinh tế khác cũng sẽ hạn chế.Ngoài ra, vấn đề nan giải nhất đối với hầu hết các nước hiện nay không phải là nhu cầu nước ngoài thấp, mà là nền kinh tế trong nước chưa được khởi động lại một cách hiệu quả, chuyên gia Tạ Đống Minh nói thêm.Trong báo cáo mới nhất hồi tháng 6/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2020, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất đạt được tăng trưởng dương trong năm nay. Nhưng báo cáo cũng dự đoán một cách bi quan rằng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ suy giảm 4,9% từ mức giảm 3% đưa ra trước đó, và kinh tế châu Á sẽ lần đầu tiên suy giảm.Chuyên gia Tạ Đống Minh dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay sẽ nằm trong khoảng từ 2% đến 3%. Nguy cơ lớn nhất trên con đường phục hồi trong nửa cuối năm nay là sự tái bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu và mối quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc và Mỹ.Ông nhận định, mặc dù kinh tế Trung Quốc có chiều hướng tốt lên khiến Bắc Kinh có dũng khí hơn trong ván bài với Washington, nhưng trước khi kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới chính quyền của ông Donald Trump có thể sẽ không vì các yếu tố kinh tế mà thay đổi chiến lược đối với Trung Quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không Trung Quốc yêu cầu khách xuất trình xét nghiệm âm tính với COVID-19
14:49' - 21/07/2020
Theo quy định đăng đải trên trang thông tin điện tử của Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc, các xét nghiệm phải được thực hiện 5 ngày trước khi hành khách lên máy bay.
-
Kinh tế Thế giới
Ngôi vị “công xưởng thế giới” của Trung Quốc có dễ bị đe dọa?
06:00' - 21/07/2020
Hơn hai năm kể từ khi Mỹ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa từ Trung Quốc, cùng với tác động của đại dịch COVID-19, số lượng doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang ngày một gia tăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc nâng ứng phó khẩn cấp với lũ tại sông Hoài Hà lên mức cao nhất
16:50' - 20/07/2020
Ngày 20/7, Ủy ban sông Hoài Hà thuộc Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc đã nâng mức ứng khó khẩn cấp với lũ lụt ở lưu vực con sông này lên Cấp I, mức cao nhất trong hệ thống ứng phó gồm 4 cấp.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia Mỹ lạc quan trước sự phục hồi kinh tế Trung Quốc
08:20' - 20/07/2020
Một số nhà kinh tế Mỹ tỏ ý lạc quan trước sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc khi những số liệu mới đây cho thấy Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này