Nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra trong những ngày đầu mắc COVID-19
Đây là kết quả nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, dự kiến sẽ được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội đột quỵ Mỹ diễn ra trực tuyến và trực tiếp ở New Orleans từ ngày 8-11/2.
Theo nghiên cứu, nguy cơ bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ trong 3 ngày đầu mắc bệnh cao hơn 10 lần so với giai đoạn trước khi người đó nhiễm virus. Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học cấp cao của CDC Quanhe Yang cho biết, phát hiện này phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác.
Chuyên gia Yang nhấn mạnh: “Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy đột quỵ sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 là một biến chứng có thể xảy ra mà bệnh nhân và y bác sĩ cần lưu ý.
Tiêm chủng và các biện pháp phòng COVID-19 khác là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh và gặp các biến chứng như đột quỵ”.
Tại Mỹ, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 5, trong đó đột quỵ thiếu máu (mạch máu bị nghẽn) là phổ biến nhất.
Điểm khác của nghiên cứu mới của CDC so với các nghiên cứu trước là tập trung nhiều hơn vào nhóm đối tượng cao tuổi, vốn có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Nghiên cứu mới của CDC sử dụng dữ liệu sức khỏe của hơn 37.300 người tham gia chương trình bảo hiểm Medicare của Mỹ trong độ tuổi từ 65 trở lên.
Những người này được chẩn đoán mắc COVID-19 trong giai đoạn từ 1/4/2020 đến 28/2/2021, tức là trước khi đa số người dân được tiêm phòng.
Dữ liệu cũng bao gồm hồ sơ của các bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ trong giai đoạn trước khi đại dịch xảy ra năm 2019 cho đến tháng 2/2021.
Các chuyên gia đã so sánh nguy cơ đột quỵ trong các ngày ngay trước và sau khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 với các giai đoạn khác, tức là trong vòng 7 ngày trước khi mắc COVID-19 cho đến 28 ngày sau đó.
Kết quả cho thấy nguy cơ trong 3 ngày đầu cao gấp 10 lần, sau đó giảm xuống nhanh chóng. Trong vòng 4 đến 7 ngày sau khi nhiễm bệnh, nguy cơ đột quỵ cao hơn 60% so với giai đoạn trước, và từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, tỷ lệ này là 44%.
Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 sau khi mắc bệnh, nguy cơ đột quỵ chỉ cao hơn 9% so với trước khi nhiễm virus. Kết quả cũng cho thấy nguy cơ đột quỵ ở nhóm tuổi từ 65 đến 74 cao hơn so với những người từ 85 tuổi trở lên – điều này cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ nguyên nhân.
Theo giải thích của chuyên gia Yang, việc nhiễm vi khuẩn, virus như bệnh cúm hay zona có thể làm tăng rủi ro đột quỵ trong thời gian ngắn sau khi nhiễm.
Trong khi đó, Giáo sư Louise McCullough, trưởng khoa thần kinh thuộc Bệnh viện Memorial Hermann ở Houston cho biết, nguy cơ này phần nhiều là do tình trạng viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
Nguy cơ này giảm dần khi bệnh nhân được truyền dịch và điều trị bằng thuốc kháng viêm.
Nghiên cứu khuyến nghị bệnh nhân và các nhân viên y tế nên chú ý cả đến các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác như mỡ máu cao và huyết áp cao, từ đó làm giảm rủi ro khi mắc COVID-19.
Các chuyên gia dự kiến sẽ tiếp tục có các nghiên cứu tương tự khi có thêm các dữ liệu về tình trạng tiêm chủng và loại biến thể gây bệnh (Delta hay Omicron) của các bệnh nhân./.
Tin liên quan
-
Đời sống
“Sát thủ thầm lặng” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
11:09' - 07/09/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết gần 1,3 tỉ người trên thế giới đang bị cao huyết áp, thường do bệnh béo phì gây nên và là “sát thủ thầm lặng” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thận và đột quỵ
-
Đời sống
Cảnh báo nguy cơ đau tim và đột quỵ sau khi khỏi bệnh COVID-19
19:23' - 03/08/2021
Theo bài báo khoa học đăng trên tạp chí y học The Lancet, trong hai tuần đầu tiên sau khi điều trị khỏi COVID-19, nguy cơ đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên đáng kể.
-
Đời sống
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ F.A.S.T
10:09' - 09/02/2021
Đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng tàn tật nặng nề.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tài xế đột quỵ bất tỉnh trên cao tốc được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời
10:01' - 05/07/2025
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông sáng 5/7 cho biết, một tài xế bị đột quỵ, nằm bất tỉnh trên cabin khi đang đi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời.
-
Đời sống
Hà Nội: Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi có điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10
09:02' - 05/07/2025
Sau khi biết điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 tại Hà Nội, các thí sinh cần lưu ý những mốc thời gian sau.
-
Đời sống
Phát hiện thành phố cổ có niên đại 3.500 năm tuổi tại Peru
07:00' - 05/07/2025
Tại một cuộc họp báo, nhà khảo cổ học Marco Machacuay, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa Peru cho biết rằng tầm quan trọng của Peñico nằm ở chỗ khu vực này là sự tiếp nối của xã hội Caral.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/7
05:00' - 05/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 5/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Một phụ nữ nhập viện sau khi dùng thuốc giảm cân thải độc, collagen không rõ nguồn gốc
16:46' - 04/07/2025
Các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59' - 04/07/2025
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57' - 04/07/2025
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42' - 04/07/2025
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Đời sống
Trợ lý AI hỗ trợ tra cứu đơn vị hành chính mới
11:46' - 04/07/2025
Từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dân có thể dễ dàng tra cứu hoàn toàn miễn phí mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.