Nguy cơ gia tăng các vụ phá sản của công ty Pháp trong năm 2021
Hội đồng Năng suất Quốc gia Pháp (CNP) mới đây khẳng định đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động xấu đối với nền kinh tế nước này, đặc biệt là đối với ngành sản xuất. CNP bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các vụ phá sản trong số các công ty hoạt động hiệu quả nhất trong năm 2021.
Phát biểu tại một buổi họp báo quốc tế tại Pháp, Chủ tịch CNP, ông Philippe Martin cho rằng trong các cuộc khủng hoảng, những công ty kém năng suất hơn sẽ bị loại bỏ.
Trong khi đó, những công ty hoạt động rất hiệu quả nhưng mắc nợ nhiều cũng có thể bị phá sản. Nguy cơ chính trong giai đoạn khủng hoảng là sự phá sản những công ty hoạt động hiệu quả.
Theo ông Martin, trong giai đoạn hiện nay vẫn khó có thể đưa ra một đánh giá chính xác về tác động của cuộc suy thoái này đối với hoạt động sản xuất, ngay cả khi nhiều công trình của các nhà kinh tế học đã được xuất bản.
Tuy nhiên, những tác động "domino" của đại dịch này đối với nền kinh tế Pháp có thể được nhận thấy một cách rõ ràng trong năm 2021.
Nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ “ngủ đông” và tình trạng phá sản được dự báo sẽ gia tăng mạnh.
Sự lây lan của virus trên khắp thế giới sẽ buộc nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt ngay từ mùa Xuân.
Sau khi dỡ bỏ các biện pháp này, sự bùng phát trở lại của virus vào mùa thu và sự xuất hiện của những đột biến của virus ở một số quốc gia một lần nữa sẽ đẩy các nền kinh tế lâm vào một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng hơn.
Mặc dù những thông báo về vaccine mang lại những hy vọng đáng kể, nhưng sự chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng của một số quốc gia như Pháp có thể làm chậm sự phục hồi kinh tế.
Theo nhận định của các nhà kinh tế Pháp, trong bối cảnh tình hình y tế vẫn nghiêm trọng như vậy, nền kinh tế nước này sẽ rơi vào vào trạng thái “ngủ đông” và số vụ phá sản sẽ gia tăng đáng kể trong những tháng tới.
Năm 2020, các vụ phá sản doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến các khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Điều đáng lo ngại là sự gia tăng khả năng xảy ra phá sản của doanh nghiệp, từ đó tác động đến năng suất của nền kinh tế Pháp.
Ngay cả trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này, yếu tố quyết định phá sản vào năm 2020 vẫn là nợ và năng suất. Trong năm 2021, tỷ lệ phá sản có khả năng tăng lên 30% khi các công ty trải qua sự gia tăng các khoản nợ trong một số lĩnh vực nhất định cùng với các khoản viện trợ tài chính như dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Các nhà kinh tế Pháp hiện đặc biệt quan ngại về những vụ phá sản đang đe dọa những công ty làm ăn hiệu quả nhất. Tiền mặt mà các doanh nghiệp tiết kiệm được sẽ đè nặng lên.
Các doanh nghiệp có khả năng tồn tại được nhưng lại lâm vào nợ nần sẽ khó có thể đổi mới, đầu tư hay tuyển dụng.
Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất. Dư nợ của các doanh nghiệp sẽ phá hủy giá trị sản phẩm. Sự phá sản của doanh nghiệp có thể kéo theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19 tiếp tục gây ra tác động xấu đến nguồn nhân lực, động lực chính làm tăng năng suất.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và hàng trăm nghìn việc làm đã và đang bị phá hủy có thể gây ra một sự mất mát nghiêm trọng các kỹ năng của con người trong các lĩnh vực chiến lược. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khả năng làm việc của con người cũng sẽ bị suy giảm, từ đó kìm hãm đề phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, việc đóng cửa các trường trung học và trường đại học sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc tiếp thu các kỹ năng của học sinh, đặc biệt là những học sinh dễ bị tổn thương nhất về mặt xã hội.
Đối với những người lao động trẻ khi gia nhập thị trường lao động, việc hội nhập nghề nghiệp sẽ trở thành một trở ngại trong bối cảnh kinh tế và xã hội ảm đạm này.
Trước những nguy cơ phá sản gia tăng, nhiều khả năng Pháp sẽ cho phép đàm phán lại khoản nợ của doanh nghiệp khả thi.
Theo khuyến nghị mà CNP đưa ra, để giảm bớt các khoản nợ của các công ty, cần đặc quyền đàm phán lại khoản nợ đối với các chủ nợ, tức là các ngân hàng.
Bên cạnh đó, CNP cũng đề xuất xem xét một khoản tín dụng thuế đối với các chủ nợ quyết định giảm nợ. Theo cách này, các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất, nhưng vẫn có khả thi thì sẽ được ưu tiên trợ cấp.
Ngoài ra, cách nhà hoạch định kinh tế Pháp cũng đề xuất rằng khi Nhà nước là một trong những chủ nợ chính thông qua các gói trợ cấp tài chính, thì các khoản nợ tài khóa và xã hội cần được điều chỉnh.
Như vậy, nhà nước phải đóng vai trò là một chủ nợ có trách nhiệm và linh hoạt, phải đồng ý giảm nợ khi điều này là cần thiết để doanh nghiệp phát triển hoặc thậm chí tồn tại.
Điều này có thể liên quan đến việc chuyển đổi những khoản nợ thành cổ phần, nhưng phải vì lợi ích của doanh nghiệp. Nhà nước thậm chí có thể trở thành cổ đông thiểu số tại một số doanh nghiệp nhất định./.
- Từ khóa :
- covid 19
- pháp
- kinh tế pháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Pháp đề xuất "tạm dừng" tranh cãi bất đồng thương mại giữa Mỹ và EU
14:34' - 17/01/2021
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ nên "tạm dừng" những tranh cãi liên quan đến chính sách thuế quan kéo dài nhiều năm qua để hai bên có thể giải quyết dứt điểm vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Kích thích tài khóa - Biện pháp tối ưu để Indonesia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
06:30' - 15/01/2021
Quá trình phục hồi kinh tế từ COVID-19 sẽ đầy thách thức do sự gia tăng nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng kinh tế, vì vậy chiến lược tài khóa phải được thực hiện một cách thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thiết lập các biện pháp an ninh đặc biệt tại Đồi Capitol
07:55' - 14/01/2021
Ngày 13/1, nhiều biện pháp an ninh đặc biệt đã được triển khai nhằm bảo vệ Đồi Capitol trong bối cảnh Hạ viện Mỹ tiến hành phiên thảo luận trước khi bỏ phiếu nghị quyết luận tội với Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, sẽ hoàn hiện khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử
19:39' - 10/01/2021
Năm 2021, Bộ Công Thương sẽ chú trọng phát triển hạ tầng thương mại điện tử, xây dựng, hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Pháp sau khi Mỹ hoãn áp thuế một số hàng hóa nhập khẩu
15:53' - 09/01/2021
Chính phủ Pháp đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" sau khi Mỹ chính thức hoãn vô thời hạn việc áp thuế quan đối với rượu vang, mỹ phẩm và các hàng hóa khác của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo khả năng Nga trì hoãn thêm việc cung cấp khí đốt
08:39'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức Robert Habeck ngày 2/7 cảnh báo nước này có thể sẽ phải đối mặt với khả năng Nga tiếp tục trì hoãn việc vận chuyển khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18' - 02/07/2022
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11' - 02/07/2022
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55' - 02/07/2022
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Mỹ thảo luận việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga
13:40' - 02/07/2022
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận phương án áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo sửa chữa cả hai đường ống của Dòng chảy phương Bắc
10:58' - 02/07/2022
Công ty Nord Stream AG ngày 1/7 đã xác nhận việc tạm thời ngừng hoạt động cả hai đường ống của tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc từ ngày 11/7 đến 21/7 do sửa chữa theo lịch trình hàng năm.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Ấn Độ và Nga thảo luận về năng lượng và lương thực
09:27' - 02/07/2022
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.