Nguy cơ mai một gốm Hương Canh
Nói đến sản phẩm gốm và ngói của người dân Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc rất nhiều người dân ở các tỉnh, thành biết tới và ca ngợi hết lời bởi đây là những sản phẩm truyền thống có chất lượng tốt, chịu mưa nắng cao.
Tuy nhiên, hiện nay ngói Hương Canh đã vắng bóng, sản phẩm ngói quê hương này chỉ còn đọng lại trong tâm trí ký ức người dân; gốm Hương Canh cũng đang mai một và nếu không được "tiếp sức" nghề này có thể sẽ "khai tử" trong sự luyến tiếc của người làm nghề!...
Đã nhiều người hỏi: gốm và ngói Hương Canh đều nổi tiếng, tại sao người Hương Canh không mở rộng sản xuất các sản phẩm này?
Gặp khóLàng gốm Hương Canh có lịch sử hình thành hơn 300 năm với những sản phẩm truyền thống nổi tiếng là chum, vại, nồi, niêu, ấm chén, tiểu, ống nước,... Thiên nhiên đã ban tặng cho người Hương Canh vùng nguyên liệu quý.Đất sét - loại nguyên liệu chính ở đây dẻo, nhiều màu thích hợp cho việc làm gốm. Nhiều sản phẩm gốm ở đây nung già hay đủ nhiệt khi gõ đều có tiếng kêu vang mà chắc nhưng không bị rạn nứt, không bị méo, đựng nước không rò rỉ. Vì thế, sản phẩm luôn được người dân ưa chuộng.
Cuối năm 1958, Hợp tác xã (HTX) thủ công Tam Đồng được thành lập nhằm quy tụ người làm nghề gốm, sau này đổi tên thành Hợp tác xã gốm Hương Canh, ban đầu có 220 người tham gia sản xuất.Ông Nguyễn Thanh, người thôn Lò Cang từng làm Chủ nhiệm Hợp tác xã gốm Hương Canh kể, giai đoạn phát triển nhất của gốm Hương Canh là vào khoảng thời gian từ năm 1967 đến năm 1971. Thời gian này, những sản phẩm gốm Hương Canh làm ra đến đâu bán hết đến đó.
Tuy nhiên, sau năm 1990 cùng với nền kinh tế thị trường, sản phẩm của gốm Hương Canh có thời gian dài giảm đáng kể về sức tiêu thụ, do mẫu mã đơn điệu, việc quản lý và điều hành chậm đổi mới. Đặc biệt, sự xuất hiện của đồ nhựa, đồ sứ, thủy tinh, Inox... với mẫu mã phong phú đa dạng tràn ngập thị trường với giá cả rẻ là nguyên nhân chính khiến cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm gặp khó. Gốm Hương Canh đi vào ngõ cụt, mai một dần. Năm 1987, HTX nghề gốm giải thể, người dân Hương Canh chuyển sang sản xuất ngói. Chỉ ít năm sau, cả Hương Canh có hàng trăm lò ngói hoạt động suốt ngày đêm mang lại thu nhập lớn.Nghệ nhân làng nghề - ông Nguyễn Thanh thổ lộ, ngói Hương Canh có màu sắc tươi đẹp, độ bóng và độ cứng cao, sản phẩm ít cong vênh, viên ngói dày hơn ngói nơi khác chống mưa nắng tốt, chính vì thế mà nổi tiếng được nhiều người khắp các tỉnh, thành biết.
Ngói bán chạy, đất nguyên liệu đưa vào làng nghề lớn. Đất ao, hồ, vùng đất trũng quanh làng khai thác ồ ạt nhanh cạn kiệt dẫn tới đào đất ruộng đồng diễn ra tràn lan và ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.Đến năm 1996 và 1997, chính quyền bắt đầu thắt chặt việc sản xuất ngói với mong muốn giảm tình trạng ô nhiễm, khắc phục tình trạng khai thác đất ruộng. Nghiệp làm ngói ở Hương Canh bắt đầu gặp khó.
Đất nguyên liện hiếm, người sản xuất viên ngói mỏng, nhẹ hơn trước nhiều để đỡ tốn kém, dễ dàng vận chuyển. Việc làm này đã bị người tiêu dùng ở các tỉnh, thành tẩy chay sản phẩm ngói Hương Canh, cho rằng, ngói mỏng manh, không có khả năng chống nóng cho ngôi nhà. Ngói Hương Canh trong lúc vừa ế, vừa bị người tiêu dùng đánh giá chất lượng thấp, một số người dân làng nghề này đã có một "sáng kiến" đó là lấy khuôn mẫu ngói của họ đang làm xoá bỏ chữ "Ngói Hương Canh", thay bằng tên mới là "Ngói Sông Cầu" vào khuôn mẫu của mình.Tuy nhiên, "sáng kiến" này không bao lâu cũng bị người dân nhiều tỉnh, thành phát hiện và họ đồng loạt quay lưng với sản phẩm của người dân làng nghề. Dần mất lòng tin khách hàng, đến nay, những lò ngói còn lại ở đây hầu hết trở thành hoang tàn, đổ nát.
Cứu lấy nghề gốm Nhiều người dân cho rằng: Vẫn biết gốm Hương Canh có lúc thăng trầm... là do cơ chế chính sách, do tác động của chuyển đổi cơ chế nhất thời, không phải người dân chán mà bỏ nghề. Trên thực tế, nhiều người thợ giỏi, những nghệ nhân yêu nghề ở Hương Canh muốn làng nghề phát triển trở lại. Sản phẩm gốm ngày nay vẫn được ưa chuộng và có những giá trị riêng của gốm. Nhiều sản phẩm gốm giờ đây đã được cải tiến, cách điệu..., có chỗ đứng ở những nơi trang trọng ở các công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Gốm còn đóng vai trò như đồ mỹ nghệ, đồ trang sức... của giới nhà giàu. Hương Canh hiện có 4 cơ sở sản xuất gốm tồn tại, kết quả sản xuất khá lạc quan, sản phẩm tiêu thụ ổn định. Mức thu nhập các cơ sở sản xuất gốm hiện có ở Hương Canh tuy quy mô nhỏ nhưng cũng thu lời hàng trăm triệu đồng/cơ sở/năm. Anh Hồng Quang, con trai nghệ nhân Nguyễn Thanh - người đang theo đuổi nghề gốm của ông cha tại làng gốm Hương Canh, cho rằng: Gốm là sản phẩm rỗng, mỏng và cũng không thể sản xuất ồ ạt, do vậy nguyên liệu làm gốm tiêu tốn ít so với làm gạch ngói nên không lo ngại về nguồn nguyên liệu vì ngoài khu vực Hương Canh, ở nơi khác vẫn có vật liệu tương đồng, phù hợp cho sản xuất quy mô lớn. Vấn đề cốt cõi là mặt bằng sản xuất phải có và sớm được quy hoạch. Theo anh Quang, để gốm Hương Canh phát triển thì chính quyền nên tạo điều kiện cho người dân trước hết là mặt bằng sản xuất rộng hơn so với mặt bằng sản xuất hiện nay tại gia đình; đưa các hộ, các cơ sở vào cụm làng nghề và xa dân cư để tránh ô nhiễm.Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất có cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, công tác đào tạo nghề, truyền nghề cần được coi trọng. Việc quy hoạch nguồn nguyên liệu tập trung đảm bảo chất lượng cũng được quan tâm.
Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc, cho biết: Năm 2007, ngành chức năng tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Hương Canh triển khai Đề án khôi phục làng nghề gốm Hương Canh, hỗ trợ mỗi hộ gia đình từ 5-10 triệu đồng tùy theo quy mô của lò gốm và tư vấn cho UBND tỉnh khu làm mặt bằng sản xuất...Tuy nhiên, nhiều năm qua chưa quy hoạch được mặt bằng và khu khai thác đất sét nguyên liệu tập trung nên việc phát triển làng nghề cho tới nay còn khó.
Trước tình hình trên, chính quyền xã và huyện Bình Xuyên đã vài lần đề đạt lên Sở Công Thương Vĩnh Phúc nhanh chóng triển khai chương trình quy hoạch cụm làng nghề dành cho làng nghề truyền thống ở huyện Bình Xuyên; trong đó có cả làng gốm Hương Canh. Cụm quy hoạch này được triển khai từ năm 2011 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành...Người biết nghề, giỏi nghề ở Hương Canh nay tuổi cao, sức yếu, sự truyền nghề từ thế hệ trước đến thế hệ sau ở các gia đình hiện nay là rất hạn chế. Vì thế, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh nên quan tâm và sớm cứu lấy nghề gốm ở đây.../.
- Từ khóa :
- gốm Hương Canh
- làm ngói
- nung gốm
- sản phẩm truyền thống
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đầu tư gần 100 tỷ đồng bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định
14:21' - 18/11/2016
Tỉnh Bình Định đầu tư gần 100 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy môn thể thao Võ cổ truyền Bình Định, hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
-
Kinh tế & Xã hội
Giữ vững nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
06:33' - 26/10/2016
Xuất phát từ nghề gia truyền của dòng tộc, mỗi nhà thùng tại Phú Quốc có một bí quyết làm nước mắm để tạo ra sản phẩm thơm ngon, hương vị đặc trưng.
-
Kinh tế & Xã hội
Nét đẹp từ những món đồ chơi Trung thu truyền thống
14:03' - 15/09/2016
Mỗi dịp Tết Trung thu, người dân Hà Thành lại tìm đến phố Hàng Mã, nơi bày bán những chiếc đèn lồng bắt mắt hay chỉ đơn giản là tìm lại những kí ức tuổi thơ với những món đồ chơi truyền thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
13:56'
Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho đựng đồ của quán bar Titan tại phố trung tâm - Hai Bà Trưng (Hà Nội)
12:04'
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định không có thiệt hại về người. Khu vực bị cháy là kho chứa đồ ở tầng trên cùng của căn nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóng gió mới ập đến tập đoàn đa ngành hàng đầu Ấn Độ
12:03'
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã ban hành lệnh triệu tập tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani liên quan đến cáo buộc hối lộ tại Mỹ, một phần trong bản cáo trạng liên bang gây chấn động nhắm vào ông.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng khẩn trương hoàn thành hồ sơ 2 dự án cao tốc trong tháng 11
10:52'
Hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương sau khi hoàn thành sẽ kết nối thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng chế tài xử phạt về hành vi buôn lậu thuốc lá để tăng tính răn đe
10:34'
Trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa để ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại của các đối tượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Trị mong Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan sớm hình thành
10:24'
“Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan” sẽ khai thác tối đa lợi thế là tỉnh đầu cầu của EWEC về phía Việt Nam trong tình hình mới.