Nguy cơ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân lan khắp châu Á
Tờ The New York Times có bài viết cho rằng những tiến bộ mau lẹ của Triều Tiên trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân đang tác động mạnh tới những tính toán quân sự trên toàn khu vực trong khi những mối hoài nghi ngày càng tăng xung quanh việc liệu Mỹ có thể tiếp tục giam giữ "vị thần" nguyên tử ở trong chiếc chai được không.
Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, tại Hàn Quốc và Nhật Bản ngày nào cũng xuất hiện những ý kiến - thậm chí đôi khi còn công khai - cổ xúy phương án hạt nhân, trong bối cảnh dư luận hai quốc gia này lo sợ rằng Mỹ có thể không muốn bảo vệ họ vì làm như vậy có thể khiêu khích Bình Nhưỡng phóng tên lửa tới tận Los Angeles hoặc Washington.Tại Hàn Quốc, các cuộc khảo sát cho thấy 60% dư luận nước này ủng hộ chính phủ xây dựng vũ khí hạt nhân. Và gần 70% muốn Mỹ tái triển khai những vũ khí hạt nhân chiến lược loại sử dụng trên chiến trường, vốn đã bị rút khỏi nước này cách đây 25 năm.Tại Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng phải hứng chịu một vụ tấn công hạt nhân, dư luận gần như không ủng hộ chạy đua hạt nhân, song nhiều chuyên gia tin rằng thái độ này có thể nhanh chóng thay đổi nếu như cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.Thủ tướng Shinzo Abe đang chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, và Nhật Bản đang sở hữu kho nguyên liệu hạt nhân đủ để sản xuất 6.000 vũ khí.
Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, tại Australia, Myanmar, Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng đã xuất hiện những cuộc tranh cãi về việc nên tiếp tục "nói không" với vũ khí hạt nhân hay không, hay tự trang bị vũ khí cho mình. Điều này làm leo thang những mối lo sợ rằng Triều Tiên có thể châm ngòi phản ứng dây chuyền cho một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử tại khu vực.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Henry A. Kissinger, một trong số ít nhà chiến lược thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh vẫn còn sống, nói rằng ông gần như tin chắc rằng nếu như Triều Tiên tiếp tục có vũ khí hạt nhân, loại vũ khí này sẽ lan sang phần còn lại của châu Á.Tổng thống Mỹ Donald Trump, người sẽ có chuyến thăm châu Á từ ngày 3/11, đã làm gia tăng cảm giác bất an tại khu vực. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông đã công khai nói về việc nên để cho Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng vũ khí hạt nhân.Phát biểu với tờ The New York Times hồi tháng 3/2016, ông Trump cho rằng sẽ tới lúc xuất hiện những sự kiện buộc cả hai nước này phải hướng đến sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình. Kể từ khi nhậm chức, ông Trump không nêu vấn đề này một cách công khai nữa.Song ông khiến khu vực lo sợ khi liên tục đưa ra những lời đe dọa nhằm vào Triều Tiên và cho rằng đàm phán với nước này là "phí thời gian".
Tại Seoul và Tokyo, nhiều người đã kết luận rằng Triều Tiên sẽ duy trì kho vũ khí hạt nhân, vì nếu chấm dứt tham vọng này cái giá phải trả sẽ là quá lớn - và họ đang cân nhắc các phương án.Các nhà phân tích thường mô tả Nhật Bản là quốc gia hạt nhân "trên thực tế", có thể sản xuất được 1 vũ khí hạt nhân trong vòng 1-2 năm tới.
Tatsujiro Suzuki, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản, cho biết sản xuất một vũ khí hạt nhân không hề khó đối với nước này. Nhật Bản đã sở hữu công nghệ tên lửa tầm xa, song cần có thời gian để phát triển các hệ thống kiểm soát và truyền thông tinh vi hơn.
Trong khi đó, Hàn Quốc đã sở hữu một kho tên lửa tối tân có thể mang các đầu đạn thông thường. Hồi năm 2004, chính phủ nước này tiết lộ các nhà khoa học của họ bắt đầu thử nghiệm việc làm giàu nguyên liệu hạt nhân.Suh Kune-yull, giáo sư về kỹ thuật hạt nhân của Trường đại học quốc gia Seoul cho biết nước này có thể sản xuất được vũ khí hạt nhân trong vòng 6 tháng nếu như Tổng thống có quyết tâm chính trị để làm điều đó.
Hiện tại Tổng thống Moon Jae-in đang cương quyết phản đối việc sở hữu vũ khí hạt nhân vì cho rằng làm như vậy sẽ càng khó thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng của họ. Mặc dù ông Moon nhận được tỷ lệ tín nhiệm cao, song quan điểm của ông ngày càng chỉ là thiểu số.
Triều Tiên càng tiến gần tới khả năng tấn công được đến tận nước Mỹ, người Hàn Quốc càng lo lắng rằng sẽ bị bỏ rơi. Đơn cử như một số người đặt câu hỏi rằng liệu Washington có liều lĩnh can thiệp để nhận lấy hậu quả là Bình Nhưỡng phá hủy một thành phố của nước Mỹ hay không.Đối với nhiều người ở Hàn Quốc, giải pháp là bản thân họ phải có khả năng răn đe hạt nhân. Cheon Seong-whun, cựu thư ký phụ trách chiến lược an ninh của tổng thống nói: "Nếu chúng ta không đáp trả bằng chính khả năng răn đe hạt nhân của chúng ta, người dân chúng ta sẽ bị biến thành con tin hạt nhân của Triều Tiên".Một số nhân vật có quan điểm cứng rắn lập luận rằng với vũ khí hạt nhân trong tay, Hàn Quốc sẽ có đòn bẩy và buộc Triều Tiên phải trở lại bàn đàm phán.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố không đàm phán về phi hạt nhân hóa
21:12' - 04/11/2017
Ngày 4/11, Triều Tiên tuyên bố không đàm phán với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa, đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân là lựa chọn chiến lược giúp Bình Nhưỡng tăng cường khả năng phòng thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố không phát triển hay sở hữu vũ khí hạt nhân
10:53' - 01/11/2017
Ngày 1/11, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định nước này sẽ không phát triển hay sở hữu các loại vũ khí hạt nhân, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới có thể làm gì để ngăn chặn thảm họa hạt nhân? (Phần 1)
05:30' - 30/10/2017
Quan hệ xấu đi giữa Nga và Mỹ, chương trình hạt nhân Triều Tiên, khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan là những nhân tố có thể dẫn tới xung đột hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đến châu Á: Thời điểm then chốt đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên
05:30' - 27/10/2017
Giới quan sát cho rằng chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ ngày 3-14/11, diễn ra vào thời điểm then chốt đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.