Nguy cơ thiếu gỗ nguyên liệu
Tại hội thảo “Diễn biến nguồn cung nguyên liệu gỗ năm 2017”, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức ngày 14/12 tại Tp.Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong nước đều có chung nhận định, các doanh nghiệp Trung Quốc đang cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu, tạo sức ép rất lớn và nguy cơ thiếu hụt trầm trọng gỗ nguyên liệu đối với ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng nhất cũng chiếm khoảng 30% đến 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ cao su và gỗ keo tràm.
Tuy nhiên, thời gian qua, nổi lên tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thương nhân của Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam để thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su và gỗ keo tràm, từ miền Nam ra đến khu vực miền Trung – Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu đang tạo sức ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước ở Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Định”, ông Lập cho biết.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015; lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015 lên 170.000 m3 trong 9 tháng năm 2016. Trong năm 2015, nếu lượng ván ghép, gỗ dùng trong xây dựng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 11.000m3 thì 9 tháng năm nay con số này đã tăng lên 67.000m3.
Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, với mức thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang dao động từ 2% đến 20% là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua. Thậm chí, một số thương nhân Trung Quốc còn khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế.
Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend (Hoa kỳ) tại Việt Nam cho rằng, chính sách đóng cửa rừng tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2017 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số doanh nghiệp Trung Quốc đi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước khác; trong đó, có Việt Nam.
Theo ông Phúc, hiện Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn ở châu Á. Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào sẵn có, đặc biệt là nguồn cung gỗ từ rừng trồng và gỗ cao su với sản lượng khai thác ngày càng gia tăng. So với Trung Quốc hay một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, giá nhân công hiện nay tại Việt Nam tương đối thấp.
Mặt khác, với lợi thế địa lý có hệ thống cảng nước sâu phát triển, Việt Nam có thể trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc. Do vậy, trong tương lai đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhanh chóng.
Hiện nay, mỗi năm nhu cầu gỗ nguyên liệu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu là khoảng 31 triệu m3, nguồn cung trong nước chỉ khoảng 23 triệu m3/năm, phần còn lại phải nhập khẩu từ các nước.
Nếu có thêm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào "miếng bánh" này, rõ ràng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu.
Họ không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc về nguồn nguyên liệu tại các thị trường cung nguyên liệu gỗ cho cả 2 nước; cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc tại chính trên sân nhà.
Để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp bền vững trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng đề nghị tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ (không phân biệt quy cách) lên cùng mức 20%.
Đồng thời, tăng cường các giải pháp về thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát của kiểm lâm, hải quan sở tại và chính quyền địa phương để hạn chế việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ Việt Nam mở rộng thị trường tại EU
14:38' - 30/11/2016
Theo bà Ann Weddle, Giám đốc dự án này từ NEPCon, dự án đã xây dựng bộ công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về gỗ hợp pháp và có thể làm việc với khách hàng châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
"Giấy thông hành" cho gỗ Việt Nam vào EU
13:56' - 18/11/2016
Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của EU về truy suất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế biến gỗ có đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm
06:39' - 09/10/2016
Từ đầu năm đến nay, giá trị hàng xuất khẩu gỗ ở Bình Dương đã có dấu hiệu tăng trưởng. Hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã có đơn hàng xuất khẩu hết quý 4 năm 2016.
-
Hàng hoá
Cơ hội nào cho gỗ xuất khẩu của Việt Nam?
17:48' - 04/10/2016
Mặt hàng các sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gỗ sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có mức tăng trưởng khá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.