Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank bị đề nghị từ 12-13 năm tù
Sau 4 ngày xét xử, sáng 26/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) chuyển sang phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo: Tạ Bá Long (sinh năm 1955, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng cấp cao GPBank) từ 12 năm tù đến 13 năm tù; Đoàn Văn An (sinh năm 1958, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank) từ 13-14 năm tù; Phạm Quyết Thắng (sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc GPBank) và Đỗ Trung Thành (sinh năm 1970, nguyên Phó Tổng Giám đốc GPBank) cùng bị đề nghị từ 8-9 năm tù; Lương Hồng Thái (sinh năm 1981, nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) từ 6-7 năm tù; Nguyễn Toàn Thắng (sinh năm 1974, nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) từ 5-6 năm tù; Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1977, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng GPBank) từ 4-5 năm tù; 3 bị cáo Nguyễn Thùy Dương (sinh năm 1980, nguyên chuyên viên Phòng Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng GPBank), Nguyễn Thanh Tuấn (sinh năm 1977, nguyên Trưởng phòng Hỗ trợ tín dụng GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), Lê Ngọc Thắng (sinh năm 1985, nguyên Chuyên viên quan hệ khách hàng GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) đều bị đề nghị từ 3-4 năm tù về cùng tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ba bị cáo: Phùng Ngọc Khánh (sinh năm 1963, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sài Gòn One; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty M&C) bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 14-15 năm tù, Nguyễn Trọng Hiếu (sinh năm 1977, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển Điện lực Sài Gòn – viết tắt là Công ty Điện lực Sài Gòn) từ 9-10 năm tù và Kim Văn Bộ (sinh năm 1973, Phó Giám đốc Công ty cổ phần phát triển Điện lực Sài Gòn) từ 4-5 năm tù về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định cáo trạng truy tố đối với các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm, gây thiệt hại tài sản của GPBank.
Quá trình xét hỏi làm rõ, vì mục đích chiếm đoạt tài sản của GPBank nên trong thời gian từ tháng 8-9/2011, bị cáo Khánh đã bàn bạc, thống nhất với Hiếu và Bộ thực hiện hành vi gian dối bằng thủ đoạn lập hợp đồng mua bán 6 căn hộ thuộc Dự án cao ốc Sài Gòn M&C giữa Công ty M&C với Công ty Điện lực Sài gòn với giá hơn 477 tỷ đồng trong khi các căn hộ tại dự án chỉ có chức năng cho thuê và Công ty M&C chưa phải là chủ sở hữu đối với 6 căn hộ này; ký vi bằng khống thể hiện việc xác nhận Công ty Điện lực Sài Gòn thanh toán 125 tỷ đồng tiền mua bán 6 căn hộ trên với mục đích chứng minh Công ty Điện lực Sài Gòn có đủ năng lực tài chính.
Đồng thời, 3 bị cáo đã chỉ đạo lập hồ sơ gian dối về hoạt động, khả năng tài chính của Công ty Điện lực Sài Gòn, Công ty M&C thể hiện các công ty này hoạt động có lãi, có năng lực tài chính đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi Công ty Điện lực Sài Gòn không hoạt động, không có doanh thu; Công M&C hoạt động thua lỗ.
Trong số 3 bị cáo này, đại diện Viện Kiểm sát xác định bị cáo Khánh là người giữ vai trò chính thực hiện việc bàn bạc, thống nhất, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời trực tiếp tích cực thực hiện hành vi phạm tội.
Bị cáo Hiếu phạm tội lần đầu với vai trò là người giúp sức cho bị cáo Khánh. Bị cáo Bộ chỉ là người làm thuê, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò thụ động, lệ thuộc vào sự chỉ đạo của bị cáo Hiếu để giúp ký hồ sơ khống, hợp thức đứng tên Công ty Điện lực Sài Gòn vay tiền để bị cáo Khánh chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả thiệt hại tài sản cho GPBank.
Quá trình thẩm định và quyết định cho vay, các bị cáo nguyên là những lãnh đạo, cán bộ của GPBank và GPBank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã không thực hiện đúng việc kiểm tra, thẩm định mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ, phương án sử dụng vốn, tài sản thế chấp, bảo đảm khả năng trả nợ, vi phạm quy định về xem xét, quyết định cho vay (điều kiện vay vốn)… nhận tài sản thế chấp là 6 căn hộ Dự án cao ốc Sài Gòn M&C của bên thứ ba trong khi tài sản này không thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba.
Mặc khác, khi thẩm định giá còn nâng khống giá trị tài sản bảo đảm là 255.000 cổ phần của Công ty M&C có giá trị thực theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự là hơn 14 tỷ đồng lên thành 728 tỷ đồng để cấp tín dụng cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay 305 tỷ đồng, dẫn đến hậu quả để 3 bị cáo: Khánh, Hiếu, Bộ lừa đảo chiếm đoạt 290 tỷ đồng.
Hành vi phạm tội của các bị cáo này thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, tác động xấu đến việc quản lý, sử dụng vốn của GPBank. Hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo không những đã gây thiệt hại tài sản có giá trị đặc biệt lớn của GPBank mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính, ngân hàng, và là một phần nguyên nhân dẫn đến sau này GPBank bị âm vốn, không thể tái cơ cấu được và đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của GPBank phải liên đới bồi thường cho GPBank; ghi nhận 3 bị cáo: Khánh, Hiếu và Bộ đã nộp hơn 15 tỷ đồng để bồi thường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Phúc thẩm vụ nguyên chủ tịch xã giao đất trái thẩm quyền
21:01' - 25/03/2021
Ngày 25/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại xã Cổ Đô (huyện Ba Vì, Hà Nội).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an điều tra 2 dự án đất đai ở Vĩnh Long
21:00'
Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, đối với 2 dự án.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera
13:58'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc nỗ lực thu hút nhân tài công nghệ bằng chính sách thị thực mới
11:00'
Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ sử dụng bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) và News & World Report để xác định những người nộp đơn xin thị thực theo hệ thống ưu tiên.
-
Kinh tế và pháp luật
Bỉ điều tra vụ hối lộ tại EP liên quan tập đoàn Huawei
07:00'
Cơ quan công tố liên bang Bỉ thông báo đã bắt giữ một số cá nhân nghi ngờ đã có hành vi hối lộ thành viên Nghị viện châu Âu (EP) liên quan đến lợi ích của tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, yêu cầu thế chấp clip, hình ảnh nhạy cảm để vay tiền
21:08' - 14/03/2025
Ngày 14/3, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, xuất hiện tình trạng các đối tượng cho vay tiền nhưng yêu cầu khách hàng phải thế chấp clip, hình ảnh nhạy cảm.
-
Kinh tế và pháp luật
Lập biên bản Công ty cung cấp "kẹo rau củ" vì tổ chức gặp gỡ báo chí khi chưa được phép
20:13' - 14/03/2025
Các cơ quan chức năng đã lập biên bản sự việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt gặp gỡ báo chí dưới hình thức “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông”.
-
Kinh tế và pháp luật
Tp Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng giả mạo Sở Y tế, bệnh viện để trục lợi
14:54' - 14/03/2025
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có thông tin cảnh báo tình trạng giả mạo đơn vị này trên mạng xã hội để trục lợi.
-
Kinh tế và pháp luật
Canada khiếu nại lên WTO về động thái áp thuế của Mỹ
08:19' - 14/03/2025
Ngày 13/3, Canada đã đệ đơn khiếu nại lên WTO, yêu cầu tham vấn việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhôm và thép từ quốc gia láng giềng Bắc Mỹ này.
-
Kinh tế và pháp luật
Sân bay Brussels trang bị máy quét chống ma túy "nuốt bụng"
07:30' - 14/03/2025
Trong nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến chống buôn lậu ma túy, đặc biệt là cocaine, sân bay Brussels-Zaventem, cửa ngõ hàng không nhộn nhịp nhất của Bỉ, đã chính thức trang bị máy quét cơ thể hiện đại.