Nguyên nhân khiến nhiều nhân viên ngân hàng thế hệ Z bỏ việc lương cao

11:39' - 17/07/2024
BNEWS Các nhà quan sát thị trường cho hay ngày càng có nhiều nhân viên ngân hàng ở độ tuổi 30 trở xuống, chủ yếu là thế hệ Z nghỉ việc mặc dù mức lương cao và sự ổn định công việc.

Ngày 16/7, các nhà quan sát thị trường cho hay ngày càng có nhiều nhân viên ngân hàng ở độ tuổi 30 trở xuống, chủ yếu là thế hệ Z (những người sinh ra từ những năm giữa của thập kỷ 1990 đến những năm đầu thập kỷ 2010), nghỉ việc mặc dù mức lương cao và sự ổn định công việc.

Thúc đẩy động thái tập thể là văn hóa doanh nghiệp theo kiểu phục tùng từ trên xuống, không có nhiều chỗ cho sự sáng tạo hoặc linh hoạt. Cũng được chú trọng hơn là sự nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, được đảm bảo bởi các gói phúc lợi mở rộng tổng thể và sự tùy ý trong việc lập lịch tuần làm việc.

Một viên chức có 15 năm kinh nghiệm tại một trong năm công ty cho vay thương mại hàng đầu cho biết: "Các tổ chức dịch vụ tài chính bao gồm các ngân hàng được xác định gần như hoàn toàn theo chuỗi chỉ huy từ trên xuống. Nó không khác gì văn hóa trong quân đội. Nếu có lệnh, bạn phải tuân theo mà không được thắc mắc”.

 

Không tuân thủ sẽ dẫn đến việc chậm trễ hoặc từ chối thăng chức, một quá trình quản lý nhân sự doanh nghiệp thông thường và tự nhiên được nhiều người chấp nhận. Viên chức này cho biết tiếp: "Hầu hết đều làm những gì được yêu cầu mà không cần phải làm ầm ĩ. Những nhân viên mới vào nghề có thể thấy mình rơi vào hoàn cảnh mà họ không mấy quan tâm, dẫn đến tỷ lệ luân chuyển nhân sự cao hơn".

Theo báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) được công bố vào tuần đầu tiên của tháng Bảy bởi 3 tập đoàn tài chính hàng đầu của Hàn Quốc — KB, Shinhan và Hana — tỷ lệ luân chuyển lao động trong số những nhân viên từ 30 tuổi trở xuống trung bình là 4,77%. Con số này tăng gấp 8 lần so với mức 0,57% vào năm 2020.

 

Con số của KB là 5,7% vào năm 2023, tăng từ 5,5% vào năm 2022. Đây là một bước nhảy vọt so với mức 1,3% vào năm 2020. Con số của nhóm tuổi trẻ nhất vượt xa 2,2% ở nhóm tuổi 30-50 và 1,2% ở nhóm tuổi trên 50. Shinhan có con số vốn đã cao là 7,1% trong nhóm tuổi dưới 30 và tăng lên 7,3% vào năm 2023. Tỷ lệ của Hana là 1,31% vào năm 2023, tăng 0,28 điểm phần trăm so với mức 1,03% vào năm 2020.

Tỷ lệ luân chuyển chung là 7,2% trong năm 2023, tăng 1,4 điểm phần trăm so với mức 5,8% của năm trước. Con số này tăng lên 8,9% đối với nhân viên cấp thấp và cấp đầu vào, so với con số của quản lý (6,6%) và nhân viên cấp trung và cao cấp (5,9%). Nhiều người thuộc thế hệ Z rời bỏ công ty để tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính.

Theo khảo sát 209 người thế hệ Millennials sinh từ năm 1980 đến năm 1995 và nhân viên thế hệ Z của Job Korea, một nền tảng tuyển dụng, gần một nửa, hay 49,3%, cho biết họ không hài lòng với mô tả công việc của mình.

Hơn một nửa cho biết có cảm giác đó đủ lớn để họ tìm kiếm một công việc mới. Khoảng 47,6% cho biết hiện tại họ không chuẩn bị thay đổi công việc, nhưng sẵn sàng cân nhắc khi gặp một cơ hội tốt. Gần 80% cho biết hiện tại họ đang nghĩ đến việc thay đổi công việc.

Các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính bao gồm Naver, Kakao Pay và Viva Republica nằm trong số những nhà tuyển dụng được Thế hệ Z ưa chuộng nhất.

Kakao Pay, công ty con chuyên thanh toán và quyết toán của tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ Kakao Corp., có tới 90% nhân viên là thế hệ Millennials và thế hệ Z.

Độ tuổi trung bình của nhân viên Toss là 32. Ứng dụng di động này do Viva Republica điều hành, nổi tiếng với môi trường làm việc linh hoạt, hỗ trợ làm việc nhóm cũng như gói kỳ nghỉ hậu hĩnh.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục