Nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng Mỹ - Trung
Trong lĩnh vực chiến tranh thuế quan, chiến tranh đầu tư và chiến tranh tỷ giá, Trung Quốc vẫn có khả năng ra đòn trả đũa, nhưng nếu Mỹ sử dụng thủ đoạn chiến tranh tài chính, bao gồm việc trừng phạt quan chức quân đội hoặc tất cả quan chức cấp cao Trung Quốc, e rằng Bắc Kinh sẽ không thể chống đỡ được.
Với lý do quân đội Trung Quốc vi phạm luật pháp Mỹ, mua máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Nga, Washington tuyên bố trừng phạt Tổng cục Phát triển trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan này, Trung tướng Lý Thượng Phúc.Bắc Kinh đã phản ứng quyết liệt, ngoài việc triệu Đại sứ Mỹ tới phản đối còn triệu hồi Tư lệnh Hải quân Thẩm Kim Long đang ở thăm Mỹ và hoãn đối thoại tham mưu giữa quân đội hai nước, dự kiến tổ chức ở Bắc Kinh vào cuối tháng 9 này. Chuyến thăm Mỹ vào cuối năm nay của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa có thay đổi hay không vẫn cần quan sát.
Việc Mỹ và phương Tây sử dụng biện pháp ngoại giao trừng phạt nước khác vốn không có gì lạ. Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc từng hứng chịu. Hơn nữa, đây là quyết định đầu tiên mà phía Mỹ đưa ra dựa trên đạo luật “Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt” (CAATSA) thông qua năm 2017. CAATSA được xây dựng nhằm trừng phạt Nga can dự vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cho phép trừng phạt bên thứ 3 có giao dịch lớn với ngành quốc phòng Nga. Sau khi CAATSA có hiệu lực, Trung Quốc mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga, nên đã bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, việc Trung Quốc “nhảy dựng” lên sau quyết định của Mỹ, theo tờ Tin tức Thế giới ngày 25/9 là có nguyên nhân sâu xa.Thứ nhất, biện pháp chế tài của Mỹ nhằm cảnh cáo Trung Quốc biết dừng lại ở mức thích hợp trong quan hệ với Nga và hậu quả là tiến trình nâng cấp trang bị của quân đội Trung Quốc có thể sẽ chậm lại. Tuy nhiên, nếu gắn với diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, biện pháp chế tài của Mỹ còn phát đi một tín hiệu cảnh báo khác là nếu Trung Quốc cố tình lơi là thực hiện nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc, nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.Thứ hai, biện pháp chế tài của Mỹ cho thấy Tổng thống Donald Trump tiếp tục thách thức sự tôn nghiêm của Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà ông Trump gọi là “bạn”. Trước đó, Mỹ đã trừng phạt công ty ZTE của Trung Quốc, buộc ZTE phải nộp 1,4 tỷ USD tiền phạt và tiền bảo lãnh, cho phép Mỹ cử người tới ZTE giám sát hoạt động kinh doanh, trở thành “thái thượng hoàng” trong công ty này. Hành động của Mỹ bị cư dân mạng Trung Quốc xem như một sự sỉ nhục chủ quyền. Gần đây, Mỹ yêu cầu Tân Hoa xã và kênh China Global Television Network của Trung Quốc đăng ký là “đại diện nước ngoài”, phải công khai thông tin “nhạy cảm”, bao gồm ngân sách hằng năm và chủ sở hữu.Cùng với sự leo thang chiến tranh thương mại giữa hai nước, việc Mỹ trừng phạt Tổng cục Phát triển trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc và Trung tướng Lý Thượng Phúc cho thấy thủ đoạn nhằm vào Trung Quốc ngày càng quyết liệt, gây ra mối đe dọa ngày càng lớn, cũng khiến nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc ngày càng khó có thể chịu đựng được. Nếu Bắc Kinh không trả đũa bằng hành động thực chất, e rằng khó có thể dẹp yên áp lực từ dư luận trong nước.
Thứ ba, biện pháp chế tài của Mỹ - bao gồm việc đóng băng tài sản của Tướng Lý Thượng Phúc ở các khu vực Mỹ thực hiện quyền tư pháp - còn phát đi tín hiệu đáng sợ đối với Trung Quốc. Đó là bất cứ khi nào Mỹ và phương Tây cũng có thể đóng băng tài sản bất hợp pháp ở nước ngoài của quan chức Trung Quốc. Đối với các gia tộc quyền quý Trung Quốc sớm chuyển tài sản ra nước ngoài, biện pháp chế tài này có sức răn đe rất lớn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền của Tổng thống Mỹ rút khỏi các hiệp ước quốc tế
09:50' - 04/10/2018
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi hai thỏa thuận quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
"Hết cửa" cho Trung Quốc vào thị trường Bắc Mỹ khi USMCA được ký kết
08:58' - 03/10/2018
Cánh cửa vào thị trường Bắc Mỹ đối với Trung Quốc đã khép lại sau khi Mỹ, Mexico và Canada đạt được thỏa thuận USMCA, phiên bản mới nâng cấp của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ liệu có bị tác động?
17:04' - 02/10/2018
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 9, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 680 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2018 đạt 6,34 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Hình bóng "Chiến tranh lạnh" trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ
09:11' - 01/10/2018
Ngày 24/9 vừa qua, Trung Quốc và Mỹ cùng thực hiện biện pháp tăng thuế nhằm vào hàng hóa của nhau, đánh dấu cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ chính thức bước vào giai đoạn hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.