Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ liệu có bị tác động?
Nhận định của các chuyên gia cho thấy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng khá vào những tháng cuối năm nay nhờ nhu cầu ổn định ở các thị trường.
Đáng lưu ý, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời gian tới.
*Đơn hàng vào Mỹ tăng
Theo báo cáo của Forest Trends, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 88.800 m3, thấp hơn nhiều so với con số 178.200 m3 trong cùng kỳ của năm 2017.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2018 lượng gỗ cao su xẻ xuất sang Trung Quốc giảm rất sâu, chỉ còn khoảng 2.500 m3, tương đương với trên 1% lượng xuất khẩu của cả năm 2017.
Ông Nguyễn Vinh Quang- chuyên gia của Forest Trends cho biết, sự sụt giảm đáng kể này có thể là phản ứng của các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc khi các sản phẩm gỗ họ sản xuất gặp khó khi tiếp cận thị trường Mỹ (do mức thuế mới).
Bởi lẽ, các mặt hàng đồ gỗ nằm trong số hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước này. Với mức thuế mới từ 10-25% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
Tuy vậy, việc Mỹ đánh thuế cao với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc có thể có lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Hiện gần 50% trị giá đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Với mức thuế mới sẽ khiến các nhà nhập khẩu của Mỹ hạn chế nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc.
Nhận định của các nhóm nghiên cứu cho thấy, nhóm sản phẩm đồ nội thất mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10% có quy mô khoảng 23 tỷ USD.
Để tránh rủi ro, có khả năng các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chuyển hướng đơn hàng sang các khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đối với ngành nội thất Việt Nam.
Thực tế từ các doanh nghiệp cũng cho thấy rõ xu hướng này. Nhiều doanh nghiệp cho hay, các đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.
Ông Điền Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2 kiêm Chủ tịch Hội chế biến gỗ tình Bình Dương (BIFA) cho biết, hiện các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận với thị trường Mỹ.
Điều này được thể hiện qua lượng khách hàng Mỹ tìm đến doanh nghiệp Việt ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Thay vì hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc như trước đây thì nay họ lại tìm kiếm, tiếp cận thông tin và thích làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ là một thị trường đòi hỏi về tiêu chuẩn rõ ràng. Để tận dụng tốt cơ hội này buộc các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mà phải am hiểu văn hoá tiêu dùng.
Mặt khác, bất kỳ một cơ hội lớn nào cũng luôn đi kèm rủi ro, thách thức tương ứng nên ngành gỗ Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong “sân chơi” này.
*Cẩn trọng với dịch chuyển
Theo ông Nguyễn Vinh Quang, chuyên gia của Forest Trends, mặc dù có thể được hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng cần lưu ý là cuộc chiến này có thể dẫn tới sự dịch chuyển trong đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam.
Điều này nếu xảy ra có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đối với ngành gỗ của Việt Nam, giống như đã và đang xảy ra với ngành thép hiện nay.
Từng làm việc với Chủ tịch Hiệp hội gỗ ở các tỉnh của Trung Quốc, ông Huỳnh Quang Thanh- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long cho biết, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc hiện đang gặp nhiều khó khăn do giá nhân công ở Trung Quốc tăng và sản phẩm gỗ lại đang bị Mỹ áp thuế cao. Điều này buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải có sự tính toán để chuyển dịch sản xuất.
Nếu các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc chuyển dịch sang Việt Nam từ từ, khi đó doanh số xuất khẩu của Việt Nam tăng dần thì không sao.
Tuy nhiên, nếu họ chuyển dịch ồ ạt vào Việt Nam và xuất khẩu đi Mỹ, dẫn tới giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến thì có thể các doanh nghiệp Mỹ sẽ phát đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ. Điều này sẽ khiến Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá như trước đây Trung Quốc đã bị áp.
Mặt khác, khi Trung Quốc đang bị Mỹ đánh thuế cao, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn xuất khẩu vào Mỹ có thể sẽ qua các nước trong khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) để lấy xuất xứ, xuất qua thị trường này.
Khi đó, với đạo luật chống lẩn tránh thuế, Mỹ sẽ theo dõi vấn đề này. Trong trường hợp phát hiện ra doanh nghiệp Việt Nam “tiếp tay” thì sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ bị áp đạo luật này với mức thuế tăng từ 10% trở lên.
Với thị phần xuất khẩu sang Mỹ chiếm đến 42,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản (số liệu năm 2017) và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành chế biến gỗ hiện nay thì việc bị áp thuế sẽ khiến ngành bị thiệt hại cực kỳ lớn. Do vậy, các doanh nghiệp gỗ cần phải có ý thức sâu sắc về vấn đề này, tránh để bị thiệt hại như ngành thép.
Ngoài việc cẩn trọng với xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc, các chuyên gia cũng cho rằng, ngành gỗ cần có sự liên kết chặt chẽ hơn với các bên cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước, nhất là gỗ cao su.
Bởi đây đang là vấn đề bất cập trong nội tại của ngành này khi nguyên liệu chiếm tới 45% giá thành sản phẩm, nhưng phần lớn lại không có liên kết chuỗi về nguyên liệu.
Theo các doanh nghiệp, mặc dù nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ cao su rất lớn, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ nằm ngoài ngành cao su rất khó tiếp cận nguồn cung gỗ, nhất là phải cạnh tranh với tư thương Trung Quốc sang tận nơi để thu mua.
Trong năm 2017, nhiều thời điểm giá gỗ cao su đã tăng lên trên 40% nhưng doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vẫn không có nguyên liệu để mua.
Với tình trạng này, các doanh nghiệp của Việt Nam thua trên sân nhà ít nhất trên 2 phương diện, kém trong việc tổ chức hệ thống thu mua và không thể cạnh tranh về giá.
Trong khi đó, việc thiếu nguyên liệu, nhất là nguồn nguyên liệu trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong bối cảnh các nước nhập khẩu ngày càng đòi hỏi cao về tính hợp pháp, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ.
Do vậy, thời gian tới ngành chế biến gỗ cần nhanh chóng khắc phục được điểm yếu về thiếu liên kết chuỗi nguyên liệu. Có như vậy, mới tận dụng được tối đa lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã và đang ký kết./.
- Từ khóa :
- ngành gỗ
- ngành gỗ việt nam
- xuất khẩu gỗ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ theo dõi sát diễn biến để chủ động ứng phó
10:47' - 10/07/2018
Nếu Mỹ đưa mặt hàng gỗ của Trung Quốc vào danh sách thì sẽ có nguy cơ Trung Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Nông nghiệp Việt chịu tác động gì?
17:23' - 09/07/2018
Đối với những quốc gia mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như Việt Nam thì cuộc chiến này cũng được dự báo sẽ chịu nhiều tác động.
-
Ý kiến và Bình luận
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Tìm lối thoát cho xuất khẩu Việt Nam
19:26' - 07/07/2018
Ngày 6/7,Trung Quốc thông báo, các biện pháp áp thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu có hiệu lực, sau khi Mỹ kích hoạt các biện pháp thuế chống Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp Việt phải giữ thế chủ động
19:00' - 06/07/2018
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang và cần chủ động thông tin, quản trị rủi ro và tận dụng hội nhập, biết phân chia lại thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài
07:12'
Thủ tướng đã ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg Về việc khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.