Nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ thay đổi thái độ đối với thương chiến
Ngày 23/8, Bộ Tài chính Trung Quốc bất ngờ tuyên bố nâng cấp biện pháp thuế quan đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Ba hôm sau, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc lại bất ngờ phản đối leo thang chiến tranh thương mại và theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh còn sẵn sàng trở lại bàn đàm phán thương mại với Washington.
Theo tờ Economic Journal, việc Trung Quốc cứng rắn áp thuế trả đũa Mỹ với mức cao, nhất là với nông sản Mỹ (đậu tương: 30%; ngũ cốc 35%; hoa quả, thịt các loại: 35%...) cho thấy nước này dường như có ý chủ động ra đòn, đặt cược vào sự thay đổi Chính phủ ở Mỹ.Bởi các biện pháp thuế quan mới của Trung Quốc được đưa ra vào thời khắc nhạy cảm của hoạt động tranh cử Tổng thống Mỹ, hơn thế còn nhằm thẳng vào các điểm yếu chí tử của ông Trump trong lĩnh vực nông nghiệp, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.Theo báo trên, phía Trung Quốc trước đây luôn chủ trương bình tĩnh đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Cho nên, việc Bắc Kinh mạnh tay cứng rắn với Mỹ bất chấp khó khăn kinh tế là một bất ngờ. Tuy nhiên, vài ngày sau, một bất ngờ khác đã xảy ra. Khi tham dự một triển lãm quốc tế tại Trùng Khánh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã kêu gọi Mỹ giải quyết chiến tranh thương mại thông qua tham vấn và hợp tác bằng một "thái độ bình tĩnh". Ông Lưu Hạc đồng thời bày tỏ Bắc Kinh kiên quyết phản đối leo thang cuộc chiến này vì nó không có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ lẫn nhân dân thế giới. So với những ngôn từ truyền thông chính thức của Trung Quốc, như “chiến đấu tới cùng”, lời kêu gọi của ông Lưu Hạc rõ ràng là đã hạ thấp giọng điệu và cũng không đề cập tới việc trả đũa các biện pháp thuế quan mới mà ông Trump đưa ra sau khi Trung Quốc áp thuế mới với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ.Đáng chú ý là vài giờ sau khi ông Lưu Hạc công khai lên tiếng kêu gọi các bên "bình tĩnh", ông Trump đã tiết lộ với các nhà lãnh đạo thuộc nhóm G7 đang nhóm họp ở Biarritz (Pháp) rằng phía Bắc Kinh đã liên lạc với đội ngũ phụ trách thương mại của Mỹ và mời phía Mỹ trở lại bàn đàm phán.Những động thái trên dường như cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc đã quay trở lại với lập trường thái độ bình tĩnh, nhưng cũng có thể đó là phản ứng đối với hiện thực kinh tế và chính trị mà Bắc Kinh đang phải đối mặt. Trên thực tế, sau khi Trung Quốc nâng cấp biện pháp thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, đã xảy ra một số vấn đề đáng chú ý. Thứ nhất, phía Mỹ ra đòn trả đũa nhanh, mạnh vượt dự kiến đối với hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc mất hơn 3 tuần để đưa ra đòn trả đũa đối với việc ông Trump quyết định áp thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9/2019 (sau đó phân làm 2 đợt, lần lượt có hiệu lực từ ngày 1/9 và 15/12/2019).Tuy nhiên, ông Trump chỉ mất khoảng 10 tiếng đồng hồ để đưa ra đòn trả đũa với quyết định áp thuế nhằm vào 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ của Trung Quốc. Hơn nữa, mức thuế mới đều được nâng lên, bao phủ gần như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hằng năm. Thậm chí, ông Trump còn để ngỏ khả năng vận dụng Đạo luật Quyền hạn Kinh tế quốc tế khẩn cấp (IEPPA) năm 1997 để ra lệnh cho doanh nghiệp Mỹ tìm nơi thay thế Trung Quốc.Thứ hai, trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Pháp, không có một quốc gia nào đứng về phía Trung Quốc hay nghi ngờ hành động leo thang thuế quan của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Bắc Kinh rõ ràng đã bị cô lập.Thứ ba, sau khi Mỹ-Trung leo thang biện pháp thuế quan nhằm vào nhau, thị trường vốn của hai nước đều bị chấn động mạnh. Trong đó, tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc ngày 26/8 tái diễn cảnh rơi thẳng đứng, có lúc áp sát mức 7,2 NDT đổi 1 USD, là mức thấp nhất trong hơn 11 năm.Theo nhà phân tích Lý Nhược Phàm thuộc Ngân hàng OCBC Wing Hang ở Hong Kong (Trung Quốc), nếu tình hình tiếp tục xấu đi, không loại trừ khả năng trong ngắn hạn, tỷ giá đồng NDT sẽ thử thách ngưỡng 7,3 NDT đổi 1 USD. Một khi kỳ vọng về sự phá giá đồng NDT được hình thành, làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc trong quá khứ sẽ tái hiện, không chỉ bào mòn dự trữ ngoại tệ, mà còn đặt hệ thống tài chính của nước này trước thách thức lớn.Vì thế, một số nhà phân tích cho rằng leo thang thuế quan khiến cả Trung Quốc và Mỹ chịu thiệt hại, nhưng không loại trừ khả năng thiệt hại mà Bắc Kinh phải gánh chịu sẽ lớn hơn Washington. Đây có thể là logic quan trọng trong sự thay đổi thái độ nhanh chóng của Trung Quốc./.- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- mỹ trung
- cuộc chiến thương mại mỹ trung
- g7
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Apple ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị từ Trung Quốc
13:23' - 29/08/2019
Theo các dữ liệu về chuỗi cung cấp của tập đoàn sản xuất điện thoại và thiết bị di động Apple, việc khai thác các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ không làm giảm sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà bán lẻ Mỹ phàn nàn về thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc
11:37' - 29/08/2019
Chính phủ Mỹ ngày 28/8 đã đưa thông báo chính thức về mức thuế bổ sung 5% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, áp dụng hai đợt vào ngày 1/9 và 15/12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tái khẳng định kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
10:34' - 29/08/2019
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã tái khẳng định các kế hoạch của Tổng thống Donald Trump áp thuế bổ sung 5% đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.