Nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt quan tâm tới cuộc họp của Fed và diễn biến tỷ giá
*Diễn biến tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), trong tuần qua (từ 11 – 15/8), diễn biến tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng khi tỷ giá trung tâm tăng lên 24.036 đồng, mức cao nhất từ năm 2011.
Tỷ giá tăng mạnh có thể do yếu tố mùa vụ khi các doanh nghiệp gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu để phục vụ cho các tháng cuối năm, trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ vẫn khá dồi dào từ xuất siêu và giải ngân vốn FDI.
Bên cạnh đó, giá dầu Brent thế giới tăng 3,6% lên mức 93,95 USD/thùng khi Saudi Arabia và Nga tuyên bố gia hạn thời gian cắt giảm nguồn cung dầu thêm 3 tháng, thảm họa lũ lụt tại Lybia và động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Việc giá dầu tăng trở lại trong những tháng gần đây và đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2022 có thể làm gia tăng rủi ro lạm phát quay trở lại (Chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 8 tại Mỹ tăng 0,6% so với tháng trước, cao nhất tính theo tháng kể từ 7/2022 và tăng 3,7% so cùng kỳ là tháng tăng thứ 2 liên tiếp), khiến cho kỳ vọng sớm hạ lãi suất ngày càng trở nên khó khăn hơn (Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB mới đây tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp và Fed sẽ có cuộc họp chính sách vào ngày 19-20 tháng này).
Theo ông Đinh Quang Hình, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), tuần qua, các chỉ số chứng khoán trong nước điều chỉnh với xu hướng bán áp đảo ở đa số các nhóm ngành, tiêu biểu là bất động sản.
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau khi tỷ giá USD vượt lên 24.000 đồng cùng với thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã chứng khoán: NVL) chậm trả hơn 1.000 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu đã kích hoạt lực bán mạnh ở các cổ phiếu bất động sản, thậm chí còn lan sang toàn thị trường, kéo chỉ số có lúc giảm 30 điểm so với đầu tuần.
Mặc dù các phiên giữa và cuối tuần xuất hiện nhịp hồi phục nhẹ, tuy nhiên xu hướng điều chỉnh vẫn là chủ đạo.
Kết thúc tuần giao dịch từ 11 - 15/9, VN-Index giảm 1,1% so với cuối tuần trước xuống 1.227,36 điểm; HNX-Index giảm 1,3% xuống 252,8 điểm và UPCOM-Index giảm 1,0% xuống 93,8 điểm.Tuần qua, VIC giảm tới 9,3%, VHM giảm 6,5% và HPG giảm 4,1%. Đây là các cổ phiếu chủ chốt kéo giảm thị trường. Ngược lại, GAS tăng 7,2%, VPB tăng 3,4% và SSI tăng 5,2% là những cổ phiếu chống đỡ thị trường.
Nhóm cổ phiếu Bất động sản đồng loạt giảm mạnh tuần qua, tiêu biểu là các mã VIC, VHM, NVL.
Ngược lại, dòng dầu khí kéo dài đà tăng nhờ giá dầu tiếp tục tăng cao. Cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán giúp nâng đỡ thị trường với thông tin lãi suất huy động tiếp tục giảm cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch KRX được vận hành vào cuối năm nay.
KRX là hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được HOSE ký kết với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012.
Áp lực bán tuần qua tăng mạnh khiến giao dịch bình quân của 3 sàn đạt giá trị 30.306 tỷ đồng, tăng 9,5% so với tuần trước đó. Khối ngoại bán ròng mạnh 2.154 tỷ đồng tăng 156% so tuần trước đó trên HOSE, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ trên HNX 12 tỷ đồng và 30 tỷ đồng trên UPCOM. Như vậy, khối ngoại bán ròng 2.113 tỷ đồng trên cả ba sàn.
Thực tế, trường đang giằng co trong biên độ hẹp với vùng hỗ trợ là vùng 1.205-1.215 điểm và vùng kháng cự là vùng đỉnh cũ của VN-Index là 1.240-1.250 điểm.
Ông Đinh Quang Hình, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường VNDIRECT cho biết, tuần tới, thị trường sẽ đón nhận thông quan trọng liên quan tới cuộc họp lãi suất của Fed. Thị trường hiện đang kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tới.
Thông tin quan trọng hơn sẽ đến từ biên bản cuộc họp với những đánh giá của các quan chức Fed về xu hướng lạm phát, việc làm, tăng trưởng và định hướng lãi suất trong giai đoạn tới. Ông Hinh cho rằng, cuộc họp sắp tới khó gây ra sự bất ngờ và biến động lớn cho thị trường. Bên cạnh cuộc họp của Fed, diễn biến tỷ giá cũng là điều mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Theo đó, áp lực tỷ giá gia tăng trong những tuần gần đây và động thái liên tục bán ròng của khối ngoại đã làm giảm sự hưng phần của thị trường.
Ở chiều tích cực hơn, dòng tiền trong nước sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh mặt bằng lãi suất hạ nhiệt nhanh. Dòng tiền “chực chờ” ngoài thị trường sẽ giúp thị trường khó giảm sâu, ông Hinh nhận định.
Theo chuyên gia phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) Phạm Bình Phương, mốc hỗ trợ ngắn hạn tại vùng 1.220 điểm đã giúp VN-Index hồi phục 2 lần trong tuần qua và hiện là hỗ trợ mà nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần sau.
Nhịp điều chỉnh hiện tại của VN-Index chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhóm cổ phiếu ngành bất động sản và đặc biệt là họ Vingroup. MAS kỳ vọng nhóm này sẽ cân bằng trong tuần sau tạo điều kiện hồi phục cho VN-Index. Nếu mốc 1.220 điểm không thể duy trì, VN-Index vẫn còn vùng hỗ trợ 1.207 - 1.212 điểm.
Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua đi xuống trong bối cảnh chứng khoán tại các khu vực trên thế giới diễn biến trái chiều.
*Chứng khoán thế giới “thấp thỏm” chờ cuộc họp của Fed
Kết thúc phiên giao dịch 15/9, các chỉ số chứng khoán chính trên thị trường Phố Wall hầu hết đều giảm sâu, “xóa sạch” mức tăng đạt được trong tuần.
Cụ thể, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức 4.450,32 điểm, giảm 1,22%; chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đạt 13.708,33 điểm, giảm 1,56%; chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,83%, xuống còn 34.618,42 điểm.
Cổ phiếu công nghệ là lực cản lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm cuối tuần, nhưng vụ đình công của liên đoàn lao động thuộc ba nhà công ty sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ đang tạo đà đẩy cổ phiếu ngành công nghiệp ô tô đi xuống.
Trong cả tuần qua (11-16/9), thị trường chứng khoán Mỹ không có nhiều biến động, khi các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi các thông tin kinh tế mới nhất sẽ được công bố ở cả hai thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, đi kèm với động thái chính sách của Fed sẽ được “hé lộ” tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 19-20/9 tới.
Trái ngược với thị trường Mỹ, tại châu Âu và châu Á, các thị trường đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự tiếp sức của các dữ liệu kinh tế tích cực từ hai cường quốc lớn. Vào ngày 14/9, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong một tuần.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (15/9), các chỉ số như Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc), Nikkei 225 của Tokyo (Nhật Bản), S&P/ASX 200 của Australia đều đạt mức tăng trên 1%.
Chuyên gia Matthew Stucky, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại công ty quản lý tài sản Northwestern Mutual Wealth Management nhận định, xu hướng thị trường là phù hợp khi nhìn từ góc độ dữ liệu. Hiện các nhà đầu tư đang tập trung những những yếu tố có thể gây tác động đến chính sách của Fed.
Ông Stucky cho rằng, Fed sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất 5,25 - 5,5% tại cuộc họp tháng Chín. Ông nói: “Rất nhiều sự lạc quan về việc Fed tạm dừng tăng lãi suất đã được phản ánh vào thị trường”./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thêm 5 mã chứng khoán trên HNX bị cắt margin kể từ ngày 18/9
07:49' - 17/09/2023
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có các quyết định đưa 5 mã cổ phiếu vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (vay margin) kể từ ngày 18/9.
-
Chứng khoán
Tin Chứng Khoán: Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng "Big Four"
08:36' - 16/09/2023
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực đến ngày 18/9, khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào tại BID, CTG và VCB.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán trở lại trạng thái thanh khoản thấp
16:11'
Sau 2 phiên hồi phục mạnh với dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhà đầu tư chứng khoán hôm nay lại do dự giải ngân khiến thanh khoản giảm mạnh và chỉ số “loanh quanh” vùng tham chiếu.
-
Chứng khoán
Đâu là điểm đảo chiều của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán?
15:39'
Câu chuyện dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn trong năm 2025, khi một số nút thắt liên quan đến vấn đề nội tại đang dần được tháo gỡ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin
15:27'
Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD
12:01'
Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 22/11
09:48'
Hôm nay 22/11, có 7 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 6/7 giao dịch là đăng ký mua vào với một số mã là tâm điểm như: DIG, REE, LSS, PHP…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 22/11
08:51'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm POW, VPB, MWG.
-
Chứng khoán
Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động
07:37'
Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á mất đà do dự báo kinh doanh thất vọng của Nvidia
17:48' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 21/11 sau khi tập đoàn công nghệ Nvidia làm các nhà đầu tư thất vọng bởi dự kiến tăng trưởng doanh thu chậm.
-
Chứng khoán
Thanh khoản giảm, thị trường chứng khoán tiếp đà tăng
16:19' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục tích cực về mặt điểm số, dù thanh khoản giảm sâu so với phiên giao dịch hôm qua.