Nhà máy Điện gió Bạc Liêu cán mốc sản lượng 1 tỷ kWh điện sạch
Theo ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý, chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu, dự án được khởi công xây dựng ngày 9/9/2010 với tổng công suất là 99,2 MW, bao gồm 62 trụ tuabine gió, mỗi trụ tuabine có công suất 1,6 MW. Tổng mức đầu tư của toàn dự án là hơn 5.200 tỷ đồng.
Ngày 29/5/2013, giai đoạn 1 của Nhà máy điện gió Bạc Liêu với 10 trụ tuabine với công suất 16 MW chính thức đưa vào vận hành thương mại phát điện hòa lưới quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng bởi lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh Bạc Liêu đóng góp cho quốc gia bằng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đến tháng 11/2013, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý khởi công xây dựng giai đoạn 2, với 52 trụ tuabine. Hơn 3 năm sau, ngày 30/9/2016, Công ty đã xây dựng hoàn thành giai đoạn 2, nâng tổng số lên 62 trụ tuabin gió. Tính từ thời điểm bắt đầu phát điện lên lưới quốc gia tháng 6/2013 đến ngày 3/3/2020, Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã phát lên lưới quốc gia đạt sản lượng 1 tỷ kWh điện. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung khẳng định, Nhà máy điện gió Bạc Liêu là điểm đột phá, mở ra cho các dự án điện gió trên biển của cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung cũng cho biết hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 4 dự án điện gió được triển khai thi công, với tổng công suất 292 MW, dự kiến hoàn thành đóng điện trước tháng 11/2021; trong đó, có 2 dự án hoàn thành trong năm 2020.Đồng thời, Bạc Liêu đã kêu gọi được thêm 19 dự án năng lượng sạch khác đến đầu tư, với tổng công suất hơn 4.000 MW, hiện đang chờ bổ sung vào quy hoạch.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh, trong lĩnh vực nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã có gần 50.000 MW được các nhà đầu tư đề xuất, tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Trung tâm Bạc Liêu với công suất 3.000 MW vào Quy hoạch điện VII.Như vậy, Bạc Liêu là địa phương tiên phong đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch. Đây là một xu hướng đầu tư hiệu quả của các nhà đầu tư lớn. Khi các dự án trên hoàn thành đưa vào vận hành, nhất là Dự án Nhiệt điện khí LNG, sẽ là động lực quan trọng, là khâu đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách, tạo sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh trong tương lai./.
Huỳnh SửTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Sóc Trăng khởi công Dự án Điện gió 129 MW
14:33' - 05/03/2020
Ngày 5/3, tại phường Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khởi công Dự án nhà máy Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng.
-
DN cần biết
Điện gió "bùng nổ" - nỗi lo truyền tải
07:39' - 02/03/2020
Nhiều dự án điện gió tại Việt Nam đang gặp khó khăn do các dự án xây dựng đường dây truyền tải và trạm biến áp bị chậm tiến độ.
-
Kinh tế tổng hợp
Khánh thành giai đoạn 1 Trung tâm điện gió lớn nhất Tây Phi
09:34' - 25/02/2020
Ngày 24/2, Trung tâm điện gió (giai đoạn 1) tại Taïba Ndiaye (phía Tây), với công suất 158,7 MW đã di vào hoạt động. Đây là Trung tâm điện gió lớn nhất ở Tây Phi.
-
Doanh nghiệp
Sóc Trăng khởi công xây dựng Nhà máy điện gió số 3
16:11' - 22/02/2020
Ngày 22/2, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, chủ đầu tư là Công ty TNHH BPP Vĩnh Châu Wind Power (BPPVC) thuộc Tập đoàn Năng lượng Banpu (Banpu Power) khởi công xây dựng Nhà máy điện gió số 3.
-
DN cần biết
Anh đặt mục tiêu tăng gấp bốn lần sản lượng điện gió ngoài khơi
06:35' - 20/01/2020
Trong tuyên ngôn bầu cử, Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cam kết tăng sản lượng điện từ các trạm điện gió ngoài khơi từ 10 GW lên 40 GW trong thập niên này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.