Nhà máy đóng tàu Romania tiếp nhận lao động Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, nhà máy đóng tàu Vard Braila, đơn vị sử dụng lao động lớn nhất tại thành phố Braila, miền Đông Romania, đã nhận 70 công nhân Việt Nam vào làm việc và có kế hoạch tuyển thêm 60 công nhân người Việt để bù đắp sự thiếu hụt lao động.
Quản lý nhà máy, bà Alina Puia cho biết: "Chúng tôi đã gặp nhiều khó khó khăn trong việc tìm kiếm lực lượng lao động, mặc dù đã cố gắng trong hơn một năm, ngay cả khi chúng tôi đã quảng cáo ở khắp mọi nơi, song công ty đã không thể tuyển đủ số công nhân đáp ứng nhu cầu".
Nhà máy đóng tàu Braila là một bộ phận của công ty Vard (Na Uy) - chi nhánh của tập đoàn Fincatieri (Italy). Năm ngoái, một nhà máy đóng tàu khác của tập đoàn này ở Tulcea (miền Đông Romania) cũng đã nhận khoảng 300 công nhân Việt Nam.
Trong khi đó, trang tin điện tử www.romania-insider.com trước đó đưa tin Romania có thể sẽ bắt đầu tuyển dụng những chuyên gia công nghệ thông tin (IT) đến từ các nước châu Á theo hình thức hợp đồng tạm thời với thời hạn lên tới 2 năm nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực IT ở nước này.
Lâu nay, các chủ công ty ở Romania đã và đang tuyển dụng lao động từ Việt Nam, Nepal và Philippines cho những vị trí việc làm thuộc các lĩnh vực chăm sóc y tế, chế tạo công nghiệp và xây dựng.
Tổng Giám đốc công ty tuyển dụng lao động “Head Hunting IT”, Razvan Rada cho biết trong vài tháng qua, họ đã bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn việc chọn lựa và tuyển dụng các chuyên gia IT đến từ châu Á, chẳng hạn như Việt Nam, và những lao động này sẽ được ở lại làm việc tại Romania trong một khoảng thời gian xác định thời hạn.
Hiện ở Romania có khoảng 178.700 người đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có 84.000 người làm việc trong lĩnh vực IT.
Các trường đại học ở Romania trung bình cung cấp khoảng 6.000-7.000 sinh viên tốt nghiệp IT mỗi năm, nhưng nhu cầu ở trong nước đòi hỏi một số lượng gấp đôi.
Vì vậy, việc tuyển dụng các chuyên gia IT từ những nước châu Á như Việt Nam đã trở nên cần thiết. Nguyên do là các chuyên gia Romania đang làm việc ở nước ngoài không muốn về nước, cho dù ngành IT trả lương bình quân ở mức cao nhất trong nền kinh tế nước này./.
>>>Lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Thái Lan phải trở về nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động việc làm và những chuyển biến sau 9 tháng
18:34' - 28/09/2018
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình lao động việc làm có nhiều chuyển biến tích cực nhờ chính sách cải cách hành chính tiếp tục phát huy hiệu quả...
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để thúc đẩy tăng năng suất lao động?
13:10' - 26/09/2018
Ngày 26/9, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) phối hợp tổ chức đối thoại chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.
-
Hàng hoá
Nhiều báo mạng tại Romania đưa thông tin không chính xác về cá tra Việt Nam
12:29' - 15/08/2018
Việc nhiều tờ báo ở Romania đăng thông tin bôi xấu hình ảnh cá tra Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10'
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.