Hiện Công ty Bitexco còn nợ trên 7 tỷ đồng, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thủy điện Nho Quế 3 nợ trên 2,5 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2015. Theo hợp đồng ủy thác, tiền dịch vụ môi trường rừng ký kết giữa hai bên, tiền lãi phát sinh do 2 đơn vị sử dụng dịch vụ chậm trả nợ trên 370 triệu đồng.
Đặc biệt, năm 2015, UBND tỉnh Hà Giang đã nhiều lần phải vào cuộc đối với vấn đề nợ tiền dịch vụ môi trường rừng của Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3. Sau mỗi lần làm việc, đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng lại đưa ra một thời điểm cam kết trả nợ, nhưng cam kết cứ cam kết, họ vẫn liên tục vi phạm.Gần đây nhất, sau buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Hà Giang về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, doanh nghiệp lại cam kết đến trước ngày 28/2/2016 sẽ trả hết số tiền nợ dịch vụ môi trường rừng năm 2015.
Tuy nhiên đến nay, đơn vị chủ quản Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3 vẫn chưa phối hợp, chưa ủy thác đủ số tiền dịch vụ môi trường rừng về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang để chi trả cho người dân tham gia bảo vệ rừng theo đúng quy định.
Cách đây gần chục năm, khi Tập đoàn Bitexco khởi công xây dựng Nhà máy thuỷ điện Nho Quế 3, người dân các xã Khâu Vai, Lũng Pù, Sơn Vĩ và Cán Chu Phìn thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang luôn tạo mọi điều kiện để dự án được triển khai nhanh chóng.
Với sự ủng hộ, ưu tiên đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số và cấp uỷ, chính quyền địa phương, tháng 8/2012, Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 có tổng công suất lắp máy 110 MW đã hoàn thành, chính thức phát điện lên lưới Quốc gia.
Từ nguồn nước dồi dào của dòng sông Nho Quế, trung bình hàng năm, Nhà máy đã sản xuất, phát điện trên 450 triệu KWh, mang lại nguồn thu lớn cho nhà đầu tư.
Thế nhưng, trong quá trình hoạt động, đơn vị chủ quản của Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3 - Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thủy điện Nho Quế 3 dường như đã quên mất một điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của họ.
Trên Cao nguyên đá Đồng Văn, thứ được người dân quý hơn vàng chính là nguồn nước, nếu nước không còn thì Thủy điện Nho Quế 3 có cũng như không. Duy trì nguồn nước quý giá này, hơn 67.000 người dân hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đang ngày đêm miệt mài bảo vệ 16.000 ha rừng để điều tiết nguồn nước, chia sẻ thứ quý giá nhất cho các nhà máy thủy điện.
Nhằm tạo mối quan hệ, sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất điện và người dân trồng, bảo vệ rừng, Chính phủ đã có Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định, cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.
Những cơ sở pháp lý được quy định rõ, chắc chắn doanh nghiệp nắm được và phải có trách nhiệm thực hiện./.
09:35' - 08/05/2016
Sau 6 năm triển khai, tất cả những gì mà công trình thuỷ điện Đăk Brót tại xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei, Kon Tum, "làm được" là hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực khai thác vàng sa khoáng.
18:11' - 06/05/2016
Bộ Công Thương khẳng định, chưa có bất kỳ dự án thuỷ điện trên sông Hồng nào do Bộ Công Thương hay Chính phủ phê duyệt.
13:45' - 02/04/2016
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có báo cáo về tình hình xây dựng, vận hành Hồ chứa Thủy điện An Khê - Kanak thời gian vừa qua.
13:32' - 02/04/2016
Ngày 2/4, tại khu vực sông Krông Nô, huyện Đam Rông (Lâm Đồng), Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô (Tập đoàn Trung Nam) đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy thủy điện Krông Nô 3.
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.