Nhận diện vi phạm tín dụng-Bài 4: Sự cám dỗ của “miếng bánh” ngân hàng
Phân tích nguyên nhân các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng có thể nhìn nhận thấy rõ từ những tác động của khủng hoảng tài chính; những thiếu sót, vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật; sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan tố tụng với ngân hàng; mong muốn trục lợi của một bộ phận cán bộ, ngân viên ngân hàng… đã tạo điều kiện cho các đối tượng “gặm nhấm miếng bánh” ngân hàng từ nhiều phía.
Tác động khách quan từ nhiều phíaPhó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội Lê Tư Quỳnh phân tích, do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, hoạt động đầu tư, thương mại và sản xuất kinh doanh trì trệ kéo theo nhiều khó khăn trong hoạt động tài chính ngân hàng nên vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng có chiều hướng gia tăng.
Trong đó, lĩnh vực kinh doanh ngân hàng gắn trực tiếp với tiền tệ cũng là nơi tội phạm cũng như những cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và có các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực cấp tín dụng.
Thêm vào đó, một số chính sách được ban hành (như cho phép một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác, các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác nhau - sở hữu chéo) là cần thiết song do thiếu cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn lạm dụng, lũng đoạn phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh đánh giá: “Trên thực tế, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của một số tổ chức tín dụng còn yếu, còn sơ hở, chưa được quan tâm dành nguồn lực tương xứng, dẫn tới làm suy giảm khả năng ngăn chặn kịp thời do phát hiện chậm hoặc không phát hiện được những sai phạm tiêu cực, tham nhũng. Các chính sách quy định quản lý kiểm soát nội bộ các quy trình nghiệp vụ của một số tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, đặc biệt là hoạt động thẩm định, quyết định cấp tín dụng”.Mặt khác, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, một số quy định có tính khả thi chưa cao, gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ. Việc xử lý vụ việc của cơ quan chức năng có thẩm quyền còn chậm, kéo dài nên tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung còn hạn chế.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng được ban hành, tuy nhiên việc triển khai còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, bất cập, trong đó nổi lên là vấn đề xử lý nợ xấu. Nghị quyết số 42/2017/QH14 cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo khoản nợ xấu để thu hồi nợ, tuy nhiên Điều 301 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.Như vậy, trong mọi trường hợp nếu khách hàng nợ xấu không tự nguyện giao tài sản thì ngân hàng buộc phải khởi kiện ra Tòa án. Đây là nguyên nhân làm gia tăng các tranh chấp phát sinh tại Tòa án.
Trên thực tế, sự kết nối thông tin giữa ngân hàng với các cơ quan công chứng, UBND các cấp, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan hữu quan khác chưa nhịp nhàng, đồng bộ, ngân hàng không nắm được thực trạng tài sản đảm bảo nên không lường trước được các rủi ro có thể xảy ra khi ký kết các hợp đồng tín dụng. Sự phối hợp của các cơ quan giám định khi cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định còn chưa kịp thời và gặp không ít khó khăn vướng mắc.Việc cung cấp tài liệu, văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ án của ngân hàng, của UBND các cấp, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng công chứng cho cơ quan tiến hành tố tụng chưa kịp thời, làm kéo dài việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng (Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) nêu dẫn chứng: “Việc phối hợp phong tỏa tài khoản ngân hàng theo Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định việc phong tỏa tài khoản đòi hỏi Cơ quan Cảnh sát điều tra phải ra lệnh phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, trong trường hợp khi người bị hại trình báo thì không đủ thời gian, căn cứ để ra lệnh phong tỏa tài khoản, không đảm bảo được số tiền mà người bị hại bị chiếm đoạt. Chính vì vậy, nếu như các ngân hàng cứ máy móc thì số tiền của bị hại nhiều khả năng bị đối tượng xấu chiếm đoạt, bởi chỉ trong vòng một vài giờ đồng hồ là có thể dễ dàng chuyển khoản toàn bộ số tiền đó ra nước ngoài”.Mặt khác, việc phối hợp cung cấp tài liệu phục vụ công tác điều tra chưa được nhiều ngân hàng quan tâm; việc cung cấp thông tin, sao kê tài khoản, các giao dịch ngân hàng thường trả lời rất chậm... “Nếu như vậy chúng tôi không thể đảm bảo giải quyết nhanh, kịp thời, dẫn tới khó khăn trong công tác điều tra” – Đại tá Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh.
Những “con sâu” đục khoét “miếng bánh” ngân hàngThời gian qua, nhiều sai phạm trong ngành ngân hàng được phanh phui, xử lý. Trong đó có yếu tố chủ quan của những sai lầm, vi phạm trong một thời gian dài. Một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng là người có chức vụ, quyền hạn, biết rõ hành vi của mình là vi phạm nhưng do hám lợi nên vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội hoặc thiếu trách nhiệm nên không làm hoặc làm không hết trách nhiệm của mình, năng lực hạn chế, thiếu hiểu biết pháp luật, không tuân thủ quy định, quy trình thẩm định tài sản thế chấp, kiểm tra mục đích vay, nguồn vốn sau khi giải ngân dẫn đến tài sản bị chiếm đoạt hoặc thất thoát.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội Nguyễn Quang Thành cho rằng, có những khách hàng của tổ chức tín dụng ngay từ đầu vì hám lợi đã cố ý tạo dựng hồ sơ, dự án giả mạo để lập hợp đồng vay vốn, chiếm đoạt tài sản hoặc có trường hợp vì nhu cầu vay thực nhưng không đủ điều kiện song vẫn cố ý đưa ra các thông tin sai sự thật để được vay vốn. Ngân hàng và cán bộ tín dụng không thể biết hoặc do không kiểm soát chặt chẽ nên không phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và tội phạm. Đó là còn chưa kể đến một bộ phận cán bộ thuộc UBND, Phòng công chứng và các cơ quan có thẩm quyền khác do thiếu trách nhiệm nên không làm hoặc làm không hết trách nhiệm nên để xảy ra vi phạm (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đủ điều kiện, công chứng, chứng thực không đúng thủ tục, công chứng vào bản sao, giấy tờ giả, người ký không đúng thẩm quyền…).Hệ lụy từ các hành vi này làm cho các giao dịch bị vô hiệu và nghiêm trọng hơn, nó còn tạo cơ hội, tiền đề phát sinh tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Mặc dù xảy ra nhiều vi phạm, song công tác thanh tra, kiểm tra, xem xét xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với vi phạm của cá nhân, của tổ chức vẫn chưa thường xuyên, kịp thời.
Một trong các nguyên nhân vi phạm làm nảy sinh tranh chấp nữa là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của tổ chức tín dụng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, kiểm tra xem bên vay đã sử dụng số tiền vay đúng mục đích hay không. Thông qua việc giám sát này, nếu thấy có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, cán bộ tín dụng cần kịp thời báo cáo lãnh đạo có phương án xử lý. Để khắc phục được những nguy cơ có thể dẫn đến vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, hữu hiệu nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng./. >> Nhận diện vi phạm tín dụng-Bài 1: Tội phạm trong tín dụng ngân hàng - Trăm phương ngàn kế>> Bài cuối: Lấp lỗ hổng pháp lý và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhận diện vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng-Bài 3:Trách nhiệm bên thứ ba liên quan
13:07' - 30/11/2019
Theo ông Nguyễn Quang Thành (Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội), quá trình thụ lý giải quyết các vụ án cho thấy tồn tại nhiều trường hợp công chứng.
-
Ngân hàng
Nhận diện vi phạm tín dụng-Bài 2:Tranh chấp trong tín dụng ngân hàng - Muôn hình vạn trạng
08:51' - 30/11/2019
Trong 4 năm qua, các cấp Viện Kiểm sát nhân dân khu vực phía Bắc đã thụ lý gần 1.500 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đà Nẵng chủ động phòng ngừa, đấu tranh với “tín dụng đen”
18:26' - 29/11/2019
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch số 7986/KH – UBND ngày 26/11/2019 về Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00' - 23/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.