Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn, song giới phân tích cho rằng cường quốc này có thể vượt qua những "chướng ngại vật" để thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Không phải môi trường bên ngoài, mà chính tình trạng mất cân bằng nội tại cùng những bất ổn do chính sách, được cho là nguyên nhân lớn nhất đang cản bước nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
* Tiềm năng tăng trưởng
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một loạt biện pháp nhằm bình ổn thị trường bất động sản mà không tạo ra một bong bóng mới. Một trong những biện pháp này là cung cấp thêm tài chính cho các dự án chưa hoàn thiện để bảo vệ các hộ gia đình đã mua nhà trước đó khỏi nguy cơ mất trắng khoản đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực làm rõ vai trò của khu vực tư nhân và khu vực công. Theo thời gian, điều này sẽ giúp khôi phục niềm tin và kích thích đầu tư từ khu vực tư nhân. Ông Spence nhấn mạnh một đánh giá toàn diện về triển vọng kinh tế của Trung Quốc không nên chỉ tập trung vào những yếu điểm của nền kinh tế. “Gã khổng lồ châu Á” này có nhiều thế mạnh vượt trội, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ, cùng nhiều ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc. Nền kinh tế có nhiều thế mạnh quan trọng, trong đó không thể thiếu đội ngũ nhân tài khoa học, công nghệ, doanh nhân dồi dào. Điều này đã góp phần vào sự tiến bộ của Trung Quốc - và trong một số trường hợp là dẫn đầu - trong một số công nghệ tiên tiến, bao gồm trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện, pin, năng lượng Mặt trời và một số lĩnh vực y sinh và khoa học đời sống. Nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nữa một khi tình trạng mất cân bằng hiện tại được giải quyết. Ngoài ra, Trung Quốc còn một lợi thế quan trọng nữa. Chính phủ Trung Quốc hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu theo hướng tập trung vào công nghệ và đưa ra các chính sách (và chỉ đạo đầu tư) phù hợp. Chính vì vậy, khi lực cản tăng trưởng hiện nay chủ yếu xuất phát từ các yếu tố nội tại thay vì từ môi trường bên ngoài, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này. Ví dụ, các chính sách kích thích tài chính tập trung vào việc hỗ trợ tiêu dùng có thể giúp "bôi trơn" tiến trình tái cân bằng và ngăn ngừa một vòng xoáy giảm phát. Các chuyên gia nhấn mạnh, với một chiến lược chính sách rõ ràng và được nhắm mục tiêu đúng đắn, động lực tăng trưởng có thể được phục hồi trong vòng hai đến ba năm tới.- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế
- bất động sản
- bình ổn thị trường
Tin liên quan
-
Tài chính
Trung Quốc điều chỉnh chính sách hoàn thuế xuất khẩu
12:44' - 17/11/2024
Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Trung Quốc mới đây công bố “Thông báo điều chỉnh chính sách hoàn thuế xuất khẩu” đối với các sản phẩm như vật liệu nhôm.
-
Ô tô xe máy
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
10:12' - 17/11/2024
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được "đồng thuận kỹ thuật" trong các cuộc đàm phán nhằm giảm hoặc đảo ngược các mức thuế mà EU áp dụng đối với xe điện (EV) sản xuất tại Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Tia hy vọng cho "gã khổng lồ" thương mại điện tử Trung Quốc
15:16' - 16/11/2024
Công ty thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc ngày 15/11 thông báo mức tăng trưởng doanh thu 5% trong quý III/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu suy thoái
10:14'
Báo cáo xu hướng kinh tế tháng 5 của Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện các chỉ số cho thấy sự suy thoái kinh tế ở nước này khi các điều kiện bên ngoài xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump kỳ vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
08:36'
Ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không cho rằng mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ quay trở lại mức 145% sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine ký luật phê chuẩn thỏa thuận thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết với Mỹ
07:44'
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 12/5 đã ký luật phê chuẩn thỏa thuận giữa Kiev và Washington về việc thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết Mỹ-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu trái chiều của kinh tế Nhật Bản
20:56' - 12/05/2025
Theo báo cáo, thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, chỉ số vĩ mô đánh giá kinh tế Nhật Bản, đã tăng 16,1% so với năm trước, đạt mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm tài chính 1985.
-
Kinh tế Thế giới
Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
20:15' - 12/05/2025
Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến nhỏ cho bài toán lớn
19:10' - 12/05/2025
Thế giới cuối tuần qua đổ dồn sự chú ý về thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nơi diễn ra cuộc đàm phán thương mại mang tính quyết định được chờ đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh
17:49' - 12/05/2025
Theo dữ liệu hải quan, lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đạt 11,69 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 12,1 triệu thùng/ngày của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ mở lại 32 sân bay sau lệnh ngừng bắn
15:34' - 12/05/2025
Sau khi Ấn Độ và Pakistan đạt được lệnh ngừng bắn cuối tuần qua, ngày 12/5, Ấn Độ thông báo mở lại 32 sân bay đã bị đóng cửa trước đó khi xảy ra giao tranh gây căng thẳng giữa 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ giảm mạnh thuế với hàng hóa của nhau
15:33' - 12/05/2025
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được nhất trí về việc giảm thuế đánh vào hàng hóa của nhau sau khi phái đoàn hai nước vừa kết thúc cuộc đàm phán cấp cao 2 ngày ở Geneva, Thụy Sĩ, vào cuối tuần.