Nhãn VietGap Hưng Yên sẽ có mặt trên hệ thống siêu thị toàn quốc
Vụ nhãn năm nay, Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp Vineco (thành viên tập đoàn Vingroup) đang tổ chức thu mua nhãn quả tươi trong vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên để tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc.
Bước đầu, có 10 tấn nhãn quả tươi của 33 hộ dân thuộc vùng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap được thu mua với giá 31 nghìn đồng/kg nhãn đã bao gói theo tiêu chuẩn.
Đây là số sản phẩm đầu tiên trong vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap của xã Hồng Nam được xuất bán cho Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp Vineco.
Nhãn quả tươi được chọn lựa, phân loại kỹ để đóng vào các hộp nhựa tùy theo trọng lượng và được gắn tem nhãn ghi rõ số lô, ngày đóng hộp và khuyến cáo thời gian sử dụng.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 2 vùng sản xuất nhãn xuất khẩu theo quy trình VietGap với diện tích hơn 30 ha, gồm 175 hộ tham gia tại các xã Hàm Tử (Khoái Châu), Hồng Nam (thành phố Hưng Yên); trong đó có hơn 20 ha đã được cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2015.
Theo người dân xã Hồng Nam, so với nhãn thâm canh theo cách truyền thống, mỗi ha nhãn sản xuất theo quy trình VietGap chi phí lao động giảm hơn 4 triệu đồng, năng suất quả tươi cao hơn 1 tấn, theo đó cho thu lãi tăng hơn từ 50 đến 60 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Thế ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, từ khi được tham gia mô hình sản xuất nhãn theo quy trình VietGap, bà con được tập huấn kỹ thuật nên đã chấm dứt việc chăm sóc không phù hợp như: sử dụng phân hữu cơ chưa mục tưới trực tiếp cho nhãn, dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất quá ngưỡng hoặc không đủ thời gian cách ly đã thu hoạch.
Hiện nay, nông dân xã Hàm Tử vẫn tiếp tục áp dụng kỹ thuật sản xuất nhãn theo quy trình VietGap, có ghi chép nhật ký để bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam cho hay, công ty hiện có hơn 20 nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Thông qua các phương tiện truyền thông, từ nhiều năm nay công ty đã đến Hưng Yên thu mua nhãn.
Nhãn lồng của Hưng Yên có chất lượng cao nhất so với nhãn hiện có trên thị trường và được khách hàng tin dùng.
Tuy nhiên, ngoài duy trì sản xuất theo quy trình VietGap để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn lồng Hưng Yên cần được quảng bá rộng rãi hơn để người tiêu dùng nhận biết, phân biệt giữa nhãn Hưng Yên khác biệt với nhãn có xuất xứ từ nơi khác.
Bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết: để nhãn lồng Hưng Yên mang giá trị thu nhập cao và chiếm lĩnh thị trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích sản xuất nhãn theo quy trình VietGap, lấy chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc, bảo quản.
Tỉnh cũng luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá rộng rãi sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết sự khác biệt của nhãn lồng Hưng Yên với những loại nhãn sản xuất từ nơi khác.
Tại 2 vùng trồng nhãn lớn nhất là huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên đã chủ động liên kết với doanh nghiệp, siêu thị và thị trường có tiềm năng để tiêu thụ nhãn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu lượng lớn xoài sang Úc
07:08' - 29/07/2016
Hợp tác xã xoài Suối Lớn, Đồng Nai vừa ký thỏa thuận xuất khẩu khoảng 18 tấn xoài/ngày vào thị trường Úc.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu
05:33' - 29/07/2016
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nông sản, được thị trường nước ngoài đánh giá cao nhưng 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị thấp.
-
Chuyển động DN
Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho chè Shan tuyết
09:47' - 18/06/2016
Huyện Mộc Châu (Sơn La) đang tập trung chỉ đạo xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho chè Shan tuyết và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Chè Olong Mộc Châu”.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.