Nhập khẩu đạt mức kỷ lục, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh
Cụ thể, xuất khẩu đã giảm mạnh trong tháng 7 khi hàng hóa Mỹ đối mặt với các biện pháp đáp trả thuế quan ở nhiều nước.
Chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng hơn 4 tỷ USD, tương đương 9,5%, lên 50,1 tỷ USD.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ tăng sau khi xuất khẩu đã tăng vọt trong tháng 5, giúp bù đắp được ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan nhằm vào sản phẩm Mỹ xuất sang nước ngoài.
Nhập khẩu của Mỹ trong tháng 7 đã tăng 0,9% lên 261,2 tỷ USD, mức kỷ lục cả về sức mua hàng hóa lẫn dịch vụ.
Trong khi đó, xuất khẩu đã giảm 1% xuống 211,1 tỷ USD, với số lượng hàng hóa công nghiệp và dầu mỏ đạt mức kỷ lục.
Doanh thu từ mặt hàng đậu tương đã giảm 700 triệu USD do các biện pháp thuế quan từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu dầu mỏ đạt mức cao nhất trong 4 năm lên 23,6 tỷ USD, với mức giá trung bình cao nhất trong 4 năm là 64,63 USD/thùng.
Xuất khẩu và nhập khẩu ô tô đều tăng, song mặt hàng máy bay lại giảm 1,6 tỷ USD.
Xét theo thị trường, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức kỷ lục lần lượt là 36,8 tỷ USD và 17,6 tỷ USD, diễn biến này trái ngược với những tuyên bố của Tổng thống Trump khi ông quyết định áp đặt thuế quan.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Canada cũng tăng từ 1 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD. Trái ngược với xu hướng này, thâm hụt với Mexico lại giảm gần 2 tỷ USD xuống 5,5 tỷ USD.
Trước đó, với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Trump đã tuyên bố áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua.
Mỹ cũng thời áp mức thuế quan đối với số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD.
Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tình hình quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh những đồn đoán rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiến hành áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất trong tuần này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những bang nào của Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
19:35' - 05/09/2018
The Business Insider mới đây đã công bố danh sách các bang của Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình hình căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mexico sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận thương mại riêng với Mỹ
13:03' - 05/09/2018
Giới doanh nghiệp Mexico sẽ ủng hộ một thỏa thuận thương mại hai chiều với Mỹ nếu đàm phán thỏa thuận 3 bên về NAFTA với Canada không đạt kết quả.
-
Tài chính
New Financial: Mỹ và Anh tiếp tục "thống trị" hoạt động tài chính ở châu Âu
11:24' - 05/09/2018
Khu tài chính London (Vương quốc Anh) tiếp tục “thống trị” hoạt động tài chính ở châu Âu và vẫn đứng trên các đối thủ ở Liên minh châu Âu (EU) như Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.