Nhập khẩu khí đốt của Anh sẽ tăng 70% vào năm 2030
Phân tích của tờ Financial Times chỉ ra sự phụ thuộc ngày càng tăng của Anh vào nguồn cung năng lượng nước ngoài khi chính phủ chịu áp lực ngày càng lớn từ các nhà môi trường yêu cầu ngừng hoạt động khai thác mới ở trong nước.
Vương quốc Anh nhập khẩu hơn một nửa lượng khí đốt từ các nước, trong đó có Na Uy, Qatar và Nga.
Dựa vào dự báo chính thức về sản lượng và nhu cầu, Financial Times ước tính nhập khẩu khí đốt của Anh sẽ tăng gần 70% vào năm 2030.
Theo dự báo sản lượng của Cơ quan Dầu khí (OGA) và ước tính nhu cầu của Ủy ban Biến đổi Khí hậu (CCC)- tổ chức tư vấn độc lập cho Chính phủ Anh, đến năm 2040, Anh chỉ có thể đáp ứng 20% nhu cầu khí đốt từ các nguồn tài nguyên trong nước và 15% vào năm 2050.
Sản lượng dầu và khí đốt của Anh đã giảm kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2000 và sẽ suy giảm trong thời gian dài. Năm 2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết các tập đoàn năng lượng phải kết thúc tất cả các dự án thăm dò mới từ năm 2021 nếu thế giới muốn kiểm soát được tình trạng ấm lên trên toàn cầu.
Trong khi Anh đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nước này cũng có chiến lược tối đa hóa “phục hồi kinh tế" từ các trữ lượng còn lại ở Biển Bắc.
Các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối chiến lược này và kêu gọi Chính phủ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch.
OGA ước tính sản lượng khí đốt ở Biển Bắc đạt 32 tỷ m3 vào năm 2021, song sẽ giảm xuống còn 17,5 tỷ m3 vào năm 2030; 6,9 tỷ m3 vào năm 2040; và 2,7 tỷ m3 vào năm 2050.
Các chuyên gia dự báo, nhu cầu về khí đốt tự nhiên- yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu sưởi của hộ gia đình và các ngành công nghiệp khác, gồm sản xuất điện và phân bón, sẽ giảm với tốc độ chậm hơn so với sản xuất.
Theo kịch bản đạt “phát thải ròng bằng 0 một cách cân bằng" của CCC, nhu cầu khí đốt của Anh sẽ vẫn ở mức 56 tỷ m3 vào năm 2030; 32,4 tỷ m3 vào năm 2040; và 18,3 tỷ m3 vào 2050.
An ninh năng lượng đã trở thành vấn đề tiêu điểm ở Anh trong những tháng gần đây khi lo ngại về khả năng suy giảm nguồn cung trên toàn châu Âu trong mùa Đông đã đẩy giá khí đốt lên mức cao chưa từng thấy.
Các bộ trưởng Anh cho đến nay vẫn phản đối lời kêu gọi chấm dứt hoạt động khai thác mới, song cho biết tất cả giấy phép khai thác dầu khí trong tương lai sẽ phải đáp ứng yêu cầu về biến đổi khí hậu.
Phát biểu trước Quốc hội ngày 9/2, Nghị sĩ đảng Xanh duy nhất của Anh, Caroline Lucas, lặp lại lời kêu gọi của các nhà vận động ngừng khai thác trên Biển Bắc, nhấn mạnh kế hoạch phê duyệt các mỏ khí mới là "bất thường" và đi ngược lại tinh thần của thỏa thuận quốc tế về cắt giảm khí thải tại Hội nghị các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26).
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Greg Hands cho biết Chính phủ đang tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo.
Ngày 9/2, Chính phủ Anh xác nhận sẽ tổ chức đấu giá các hợp đồng quan trọng phát triển công nghệ tái tạo như gió và năng lượng Mặt trời hàng năm thay vì hai năm một lần như hiện nay, nhằm giúp đẩy nhanh việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch./.
- Từ khóa :
- Anh
- kinh tế Anh
- khí đốt
- Chính phủ Anh
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Italy chuẩn bị trợ giá cho thị trường năng lượng nội địa
17:32' - 10/02/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Chính phủ Italy sẽ sớm tăng cường các biện pháp can thiệp để kiềm chế tình trạng giá năng lượng nội địa tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đàm phán với các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ để "hạ nhiệt" giá năng lượng
14:54' - 09/02/2022
Chính phủ Mỹ đang đàm phán với các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới để hạ nhiệt thị trường năng lượng, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ cân nhắc mọi phương án.
-
Kinh tế Thế giới
LNG của Australia liệu có giúp châu Âu vượt qua khủng hoảng năng lượng?
13:37' - 27/01/2022
Australia sẽ cung cấp nhiên liệu nhằm ngăn chặn sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46'
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03'
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29'
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14'
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20'
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Canada tạm dừng áp thuế trả đũa với Mỹ
08:11'
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada đã tạm dừng một số loại thuế trả đũa đối với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa tổng thống Mỹ và Nga được kỳ vọng sẽ thành công
08:10'
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, ông Steve Witkoff vừa bày tỏ hy vọng cuộc điện đàm sắp tới giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thành công, góp phần thúc đẩy đàm phán Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Mỹ, nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài khóa
18:59' - 18/05/2025
Việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm, sau các động thái tương tự của Fitch vào năm 2023 và Standard & Poor’s vào năm 2011, sẽ dẫn đến chi phí vay cao hơn cho cả khu vực công và tư nhân ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
18:27' - 18/05/2025
Các máy bay được khuyến cáo nên thận trọng với các đám mây tro bụi.