LNG của Australia liệu có giúp châu Âu vượt qua khủng hoảng năng lượng?
Chính phủ Australia vừa xác nhận đang chuẩn bị để hỗ trợ cho một sứ mệnh toàn cầu, do Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi, nhằm ngăn chặn sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng hơn trên toàn cầu và căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang leo thang.
Trong thông báo vào chiều ngày 26/1, Bộ trưởng Tài nguyên Australia Keith Pitt cho biết, là nhà xuất khẩu LNG đáng tin cậy và hàng đầu trên toàn thế giới, Australia sẵn sàng hỗ trợ mọi yêu cầu về nguồn cung cấp thêm loại sản phẩm này. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện ở mức cao nhất trong nhiều năm qua, trực tiếp gây ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất khẩu từ Nga sang các quốc gia khác, trong đó có mặt hàng năng lượng.Nga hiện là nhà cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Trong suốt một năm qua, "Lục địa già" đã phải liên tục vật lộn với tình trạng thiếu hụt khí đốt và giá nhiên liệu tăng cao "chóng mặt".
Nếu giá khí đốt tiếp tục tăng, do tác động của căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine, thì cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Bản cập nhật kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày hôm qua dự báo giá LNG thế giới sẽ tăng 58% trong thời gian tới.
Nguồn tin từ truyền thông Australia xác nhận các quan chức Nhà Trắng, ngày 26/1, đã có các cuộc trao đổi với một số quốc gia và công ty sản xuất khí đốt lớn trên toàn thế giới, nhằm xem xét "dòng chảy toàn cầu" của nguồn nhiên liệu khí đốt, bao gồm cả ở Australia, để sẵn sàng vận chuyển hàng khẩn cấp trong vòng vài ngày tới. Tuy nhiên, có một khó khăn lớn nhất mà Australia phải đối mặt nếu tính toán tới khả năng trở thành nhà cung cấp LNG cho châu Âu, đó là về khoảng cách địa lý tương đối xa, làm giảm khả năng vận chuyển LNG trực tiếp đến châu Âu. Một số nguồn tin trong ngành nhiên liệu cho biết nhiều khả năng trong thời gian tới, sẽ có các chuyến hàng chở LNG từ Australia, với đích đến là châu Á, sẽ được chuyển hướng sang châu Âu.Tuy nhiên, Tiến sỹ Graeme Bethune, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn EnergyQuest, cho rằng mọi việc hiện vẫn chưa rõ ràng. Nếu có thêm một số chuyến hàng chở LNG từ Qatar (Ca-ta) hoặc Mỹ đến châu Âu, thì hàng hóa của Australia sẽ vẫn tiếp tục hướng vào thị trường châu Á.
Theo Tiến sĩ Bethune, Mỹ, trong cách tiếp cận với các nhà cung cấp LNG tiềm năng, rất có thể sẽ bàn thảo với các công ty năng lượng lớn, như Shell, Petronas và Total, có danh mục đầu tư LNG toàn cầu và có sự linh hoạt hơn trong việc cung cấp khí đốt từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Australia, về cách thức phân phối. Ông nhận định quãng đường biển kết nối Australia và châu Âu là khá xa, vì vậy khả năng cao là Mỹ và Qatar sẽ trở thành nhà cung cấp LNG thay thế cho châu Âu và nhường thị trường châu Á cho các nhà cung cấp của Australia khai thác thêm. Năm 2021, các nhà xuất khẩu LNG của Australia ước tính đã bán được sản lượng kỷ lục 80,9 triệu tấn, trị giá gần 50 tỷ AUD (35 tỷ USD), đưa nước này trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới, vượt Qatar và Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới cần kế hoạch dài hạn để tránh lặp lại khủng hoảng năng lượng
08:11' - 08/01/2022
Thế giới cần một kế hoạch dài hạn để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng năng lượng
-
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhỏ tại Anh gặp khó do khủng hoảng năng lượng
11:08' - 31/12/2021
Các doanh nghiệp siêu nhỏ của Anh (sử dụng dưới 10 nhân viên), tuyển dụng khoảng 4,2 triệu nhân viên trên khắp cả nước, cũng đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EU chia rẽ về cách ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng
07:49' - 27/10/2021
Ngày 26/10, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp bàn về cách đối phó với tình trạng giá khí đốt tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09'
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25'
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46'
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45'
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46'
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03'
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29'
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14'
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20'
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.