Nhật Bản chưa định dừng kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu quan trọng
Ngày 9/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định nước này chưa có ý định dừng kiểm soát hoạt động xuất khẩu đối với một số nguyên liệu quan trọng sang Hàn Quốc, đồng thời khẳng định chưa sẵn sàng thương lượng với Hàn Quốc về vấn đề này.
Phát biểu với các phóng viên ở Tokyo, ông Suga nói biện pháp trên không phải là điều cần thảo luận với phía Hàn Quốc, và Nhật Bản không có kế hoạch rút lại.
Ông cũng cho biết đó là quyết định được đưa ra sau khi nước này tiến hành rà soát và nhận thấy cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả hơn.
Kể từ ngày 4/7, Chính phủ Nhật Bản đã siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu ba loại nguyên liệu, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu), sang thị trường Hàn Quốc.Theo đó, các công ty Nhật Bản sẽ phải nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu cho từng hợp đồng trước khi bán các nguyên liệu này cho các đối tác ở Hàn Quốc.
Fluorinated polyimide thường được sử dụng chế tạo màn hình điện thoại thông minh, trong khi hydrogen fluoride được sử dụng để chế tạo thiết bị bán dẫn và resist được sử dụng để in các mẫu mạch.
Các biện pháp này có khả năng ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Electronics.
Ngay lập tức, Hàn Quốc đã chỉ trích động thái trên của Nhật Bản và coi đây là biện pháp chống lại tự do thương mại, đồng thời đe dọa sẽ kiện Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại Thế giới.Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko cho rằng Nhật Bản “chỉ chấm dứt chính sách ưu đãi với Hàn Quốc và giờ đối xử với Hàn Quốc như những nước khác”.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở nên xấu đi kể từ cuối năm ngoái sau khi các tòa án ở Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu các doanh nghiệp Nhật Bản phải đền bù thiệt hại cho những người Hàn Quốc bị ép phải làm việc tại các doanh nghiệp này trong thời gian Thế chiến Thứ hai.Tuy nhiên, Nhật Bản tuyên bố rằng bất cứ quyền yêu cầu đền bù nào đều đã được giải quyết dứt khoát và đầy đủ vào năm 1965, khi Nhật Bản và Hàn Quốc bình thường hóa quan hệ.
Mặc dù vậy, một số nguyên đơn ở Hàn Quốc đã bắt đầu bán các chứng khoán mà họ đã tịch thu của các doanh nghiệp Nhật Bản theo sự cho phép của tòa án.Cho đến nay, Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa có bất cứ động thái nào trước hành động trên với lý do họ độc lập với hệ thống tư pháp.
Nước này cũng phớt lờ các lời kêu gọi của Nhật Bản về việc giải quyết vấn đề này bằng cách tiến hành các cuộc tham vấn song phương hoặc thiết lập một ủy ban trọng tài có sự tham gia của quốc gia thứ ba theo hiệp ước mà hai nước đã ký năm 1965./.
- Từ khóa :
- hàn quốc
- nhật bản
- công nghệ cao
- hoạt động xuất khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn
11:28' - 08/07/2019
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 8/7 hối thúc Nhật Bản rút lại những hạn chế đối với xuất khẩu các vật liệu bán dẫn chủ chốt.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lên kế hoạch ứng phó các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản
20:57' - 05/07/2019
Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc có thể gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp của Samsung Group và 4 tập đoàn lớn khác để thảo luận các cách thức ứng phó với những hạn chế xuất khẩu mới đây của Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản cấm xuất khẩu hàng công nghệ cao đe dọa kinh tế toàn cầu
16:20' - 04/07/2019
Việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao sang Hàn Quốc sẽ đặt ra "mối đe dọa lớn" đối với nền kinh tế thế giới và gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sẽ đáp trả nếu Nhật Bản không dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu
10:48' - 04/07/2019
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 4/7 đã hối thúc Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu và coi đây là một biện pháp trả đũa kinh tế của Tokyo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42'
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.