Nhật Bản có thể tăng lãi suất sớm hơn dự đoán do lạm phát lương thực
Cuộc họp tuần trước của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) kết thúc không có gì bất ngờ. Tuy nhiên, với những người theo dõi sát sao hoạt động của BoJ, thông điệp về việc cần phải thận trọng trước áp lực lạm phát do giá lương thực lại mang một hàm ý quan trọng: BoJ có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác, chính sách thuế quan rộng rãi của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các đối tác thương mại đã làm gia tăng bất ổn cho lộ trình tiền tệ của Nhật Bản, khi các nhà hoạch định chính sách đang thận trọng đánh giá tác động kinh tế của các đợt áp thuế liên tiếp từ Mỹ.
Tuy nhiên, lạm phát lương thực dai dẳng có xu hướng ngày càng tăng, cùng với triển vọng tăng lương ổn định, nhiều khả năng sẽ khiến BoJ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất đều đặn. Điều này trái ngược với xu hướng giảm lãi suất mà các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu đang phát đi tín hiệu.
Trái ngược với những nhận xét trước đây cho rằng lạm phát lương thực chỉ là tạm thời, ông Ueda cho biết, chi phí lương thực cao dai dẳng có thể có tác động lâu dài đến lạm phát cơ bản và dự đoán của công chúng về biến động giá trong tương lai, vốn là hai yếu tố được BoJ coi là chìa khóa để xác định tốc độ và thời điểm tăng lãi suất tiếp theo. Ông Ueda cho biết, giá lương thực tăng thường được xem là cú sốc nguồn cung có thể bỏ qua. Tuy nhiên, giá gạo tăng kéo dài đồng nghĩa với việc không thể xem nhẹ nguy cơ giá cả leo thang sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát và tâm lý người dân. Do đó, BoJ cần theo dõi sát sao những rủi ro này. Ông Ueda cũng tiết lộ một số thành viên trong hội đồng quản trị đã "nhắc đến sự cần thiết phải cảnh giác trước rủi ro giá cả tăng cao". Đây là một tiết lộ hiếm hoi về nội dung thảo luận tại cuộc họp, cho thấy những lo ngại ngày càng tăng trong nội bộ BoJ về rủi ro lạm phát trong nước.Ông nói thêm, nếu rủi ro lạm phát tiềm ẩn gia tăng, BoJ sẽ có lý do để đẩy nhanh quá trình điều chỉnh mức độ hỗ trợ tiền tệ. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy BOJ sẽ không ngần ngại tăng lãi suất sớm hơn dự kiến để kiềm chế kỳ vọng lạm phát.
Giá lương thực tại Nhật Bản đã tăng kể từ khi giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt sau cuộc chiến ở Ukraine (U-crai-na) và vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố, trong đó có chi phí nhập khẩu tăng do đồng yen yếu. Giá gạo tăng vọt, do mùa màng thất bát năm ngoái vì mùa hè nắng nóng, đã góp phần gây áp lực lạm phát. Những nhận xét của ông Ueda BoJ ngày càng chú ý đến tình trạng giá lương thực cao dai dẳng, yếu tố khiến lạm phát duy trì trên mức mục tiêu trong gần ba năm. Lạm phát cơ bản đã đạt 3% trong tháng Hai, khi giá lương thực tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu bảy tháng tăng tốc liên tiếp. Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng vọt 81,4%, tốc độ tăng nhanh nhất trong gần 50 năm. Chắc chắn là BoJ không vội vàng tăng lãi suất khi mà mức lương tăng vẫn chưa gây ra sự đột biến về lạm phát dịch vụ, vốn đang ở mức 1,3% trong tháng Hai. Các dự báo về lạm phát dài hạn, yếu tố mà ngân hàng trung ương tập trung vào khi xây dựng chính sách, cũng không chệch hướng đáng kể so với mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc ông Ueda nhấn mạnh rủi ro lạm phát vượt quá mục tiêu là một dấu hiệu đáng chú ý, cho thấy rằng chỉ riêng những bất ổn xung quanh chính sách của ông Trump sẽ không ngăn cản BoJ tăng lãi suất. Hiện tại, quan điểm của phần lớn thị trường là BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 30/4-1/5 để dành thêm thời gian đánh giá hậu quả từ các chính sách thuế quan của ông Trump. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy nhiều nhà phân tích dự đoán đợt tăng lãi suất tiếp theo của BoJ sẽ diễn ra vào quý III, rất có thể là vào tháng Bảy. Tuy nhiên, một số người theo dõi BoJ, bao gồm cả cựu quan chức BoJ Nobuyasu Atago, cho rằng dữ liệu gần đây về tiền lương và giá cả là lý do đủ thuyết phục để ngân hàng trung ương hành động ngay từ ngày 1/5.Ông Atago, hiện là nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Rakuten Securities, cho biết khi giá cả hàng hóa thiết yếu tăng liên tục trong thời gian dài, các ngân hàng trung ương cần phải hành động. Ông cho rằng BoJ rất lưu tâm đến rủi ro nếu không kiểm soát lạm phát lương thực.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Anh giữ lãi suất ở mức 4,5%
08:24' - 21/03/2025
Thống đốc BoE Andrew Bailey cho biết trong bối cảnh đang có nhiều bất ổn về kinh tế, BoE đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4,5%, nhưng lãi suất đang trên đà giảm dần.
-
Ngân hàng
“Nối gót” Fed, PBoC giữ nguyên lãi suất cho vay
15:52' - 20/03/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm, không thay đổi kể từ lần cắt giảm 0,25 điểm phần trăm hồi tháng 10/2024.
-
Giá vàng
Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed
15:12' - 20/03/2025
Giá vàng đã lập đỉnh mới trong phiên 20/3 trên thị trường châu Á, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu khả năng có hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Chi phí trả lãi vượt 1.000 tỷ USD: Mỹ bước vào giai đoạn rủi ro tài khóa cao
08:00'
Hiện tại, trần nợ của Mỹ đang ở mức xấp xỉ 36.000 tỷ USD – giới hạn đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và chính thức bị vượt quá từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo “vũ khí hóa” USD đẩy doanh nghiệp tìm đến NDT và euro
07:21' - 10/05/2025
Các doanh nghiệp đang ngày càng yêu cầu nhiều hơn các công cụ phòng hộ sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT), đô la Hong Kong (HKD), dirham của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và euro, thay vì USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sumitomo đầu tư 1,6 tỷ USD vào Yes Bank của Ấn Độ
21:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố kế hoạch đầu tư vào Yes Bank, một ngân hàng thương mại lớn của Ấn Độ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tốc trên toàn cầu
19:19' - 07/05/2025
Đã có năm ngân hàng trung ương - giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất - tổ chức họp chính sách trong tháng Tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Ấn Độ và Pakistan phản ứng trái chiều trước leo thang quân sự
19:18' - 07/05/2025
Thị trường chứng khoán Pakistan sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán Ấn Độ giữ được sự ổn định tương đối.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hong Kong (Trung Quốc) bơm thêm khoảng 9,45 tỷ USD vào thị trường
09:10' - 07/05/2025
Cơ quan Quản lý tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) đã bơm 60,543 tỷ HKD (7,81 tỷ USD) và 12,788 tỷ HKD (1,64 tỷ USD) vào thị trường trong phiên 6/5 tại New York và Hong Kong.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
08:10' - 07/05/2025
Nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cần có cơ chế điều phối hiệu quả gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
18:32' - 06/05/2025
Các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực hưởng ứng và cam kết tham gia, tuy nhiên, bài toán hiện nay không nằm ở quy mô vốn mà nằm ở cơ chế điều phối và xác định mục tiêu ưu tiên.