Nhật Bản đạt thặng dư thương mại tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 11/2016
Báo cáo ngày 19/12 của Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF) cho hay, hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 11/2016 đã tốt hơn dự kiến nhờ sự suy yếu của đồng yen và sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ của các thị trường bên ngoài.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn kim ngạch xuất khẩu trong tháng 11 đã giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ghi nhận thặng dư thương mại tháng thứ ba liên tiếp.
Cụ thể, báo cáo của MOF chỉ ra rằng, kim ngạch xuất khẩu của “Xứ hoa anh đào” trong tháng 11 năm nay chỉ giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 5.960 tỷ yen.
Đây là tháng thứ 14 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm, song còn ít hơn nhiều mức giảm 2% mà các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra.
Con số này cũng khả quan hơn nhiều so với mức giảm tương ứng 10,3% trong tháng Mười.
Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, tăng 4,4% trong tháng 11 vừa qua, lần tăng đầu tiên trong vòng chín tháng, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu phụ tùng ô tô tăng cao.
Trái lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang Mỹ tiếp tục giảm tháng thứ chín liên tiếp (1,8%), xuống 1.210 tỷ yen, còn nhập khẩu từ "đất nước cờ hoa" cũng giảm 5,1%, xuống 630,12 tỷ yen, cũng là tháng suy giảm thứ chín liên tiếp.
Xét về khối lượng, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 11 năm nay tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2015, sau khi chứng kiến mức giảm 1,4% trong tháng Mười.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nhu cầu tiêu thụ từ bên ngoài đang có xu hướng phục hồi.
Báo cáo trên được xem như một động lực giúp Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có thêm niềm tin để nâng dự báo về triển vọng kinh tế Nhật Bản tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 19-20/12 giữa bối cảnh các giới chức nước này đang ngày càng lạc quan vào tình hình thương mại toàn cầu.
Shuji Tonouchi, nhà phân tích thị trường từ Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, cho biết, rất có thể đà phục hồi của hoạt động xuất khẩu Nhật Bản sẽ “tiết chế” hơn sau khi mùa mua sắm cuối năm kết thúc, song BoJ vẫn coi báo cáo trên là một tín hiệu “sáng”.
Đồng yen giảm 8,4% giá trị so với đồng USD trong tháng 11 cũng là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu.
Trong tháng 12 này, đồng nội tệ Nhật Bản tiếp tục suy yếu và hiện vẫn đang dao động quanh mức thấp nhất 10 tháng qua.
Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 11 vừa qua cũng giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 5.800 nghìn tỷ yen.
Đây là tháng giảm thứ 23 liên tiếp của kim ngạch nhập khẩu Nhật Bản, do giá dầu mỏ trên thế giới xuống thấp, song con số này vẫn ít hơn mức dự báo của giới chuyên gia là giảm 12,6%.
Điều này giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ghi nhận mức thặng dư thương mại 152,51 tỷ yen (1,3 tỷ USD) trong tháng 11/2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản vượt Trung Quốc trở thành nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Mỹ
08:04' - 18/12/2016
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Nhật Bản đã vượt Trung Quốc trở thành nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 10/2016 lần đầu tiên trong gần hai năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu vui cho kinh tế Nhật Bản
14:55' - 12/12/2016
Giá trị đơn đặt hàng lõi đối với máy móc ở khu vực tư nhân của Nhật Bản đạt 878,3 tỷ yen (7,6 tỷ USD) tháng 10, tăng 4,1% so với tháng 9/2016, vượt dự đoán tăng trung bình 1% của giới phân tích.
-
Kinh tế Thế giới
Thặng dư thương mại của Nhật vẫn ở mức cao
06:34' - 23/11/2016
Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo thặng dư thương mại của nước này trong tháng Mười vừa qua tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 496,17 tỷ yen (4,5 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đạt thặng dư thương mại 56 tháng liên tiếp
13:19' - 17/10/2016
Theo các số liệu do Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) công bố ngày 17/10, nước này đạt thặng dư thương mại 56 tháng liên tiếp trong tháng 9/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.