Nhật Bản đi tiên phong trong thúc đẩy phê chuẩn CPTPP
Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/3 đã thông qua các dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), qua đó đưa hiệp định đa phương này tiến gần hơn tới việc thực thi.
Chính phủ Nhật Bản sẽ trình bày bộ dự luật nói trên trong kỳ họp quốc hội hiện tại sẽ kéo dài đến hết ngày 20/6, với hy vọng tiên phong thúc đẩy những thủ tục cần thiết ở trong nước và tạo đà hướng đến việc phê chuẩn CPTPP ở các nước khác.Hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi có ít nhất sáu nước hoàn tất các thủ tục trong nước.
Để CPTPP có hiệu lực tại Nhật Bản, tổng cộng 10 đạo luật cần phải được sửa đổi để bao gồm những quy định mới và các biện pháp bảo vệ trước những thay đổi mà CPTPP đem lại.Chẳng hạn quyền tác giả và bảo hộ thương hiệu sẽ được duy trì trong 70 năm sau khi tác giả/người sáng lập qua đời, dài hơn so với khoảng thời gian 50 năm theo quy định hiện hành tại Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tìm cách hỗ trợ các nhà chăn nuôi trong nước bằng cách bồi thường cho những thiệt hại về doanh thu do sự cạnh tranh từ các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ gây ra.
Nội các của Thủ tướng Abe cũng cần phải được Quốc hội thông qua một thỏa thuận về CPTPP, theo đó, đình chỉ 22 điều khoản trong hiệp định TPP ban đầu, như điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ được đưa vào theo yêu cầu từ phía Mỹ.
Việc Chính phủ Nhật Bản thông qua việc phê chuẩn CPTPP nói trên diễn ra trong bối cảnh những chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó nổi bật gần đây là quyết định áp đặt 25% thuế nhập khẩu đối với thép và 10% đối với nhôm, đã làm gia tăng những lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu.Đáp lại, nhiều đối tác thương mại của Mỹ như Trung Quốc cho biết có thể sẽ có những biện pháp trả đũa đối với Washington.
Bao gồm 11 quốc gia thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, CPTPP chiếm 13% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.Nhật Bản và 10 quốc gia tham gia ký kết CPTPP đặt mục tiêu đưa hiệp định này vào thực thi bắt đầu từ cuối năm nay sau khi lễ ký kết đã diễn ra tại Chile đầu tháng này.
Sau khi Tổng thống Trump hồi tháng 1/2017 rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP trước đó được thúc đẩy bởi người tiền nhiệm Barack Obama, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong 11 quốc gia còn lại, đã đóng vai trò dẫn dắt để xây dựng nên hiệp định sửa đổi là CPTPP và khép lại các cuộc đàm phán vào tháng Một năm nay./.Xem thêm:
>>>Dệt may và da giày Việt Nam dưới tác động của CPTPP
>>>Mỹ sẽ cân nhắc gia nhập CPTPP sau khi hoàn thành các ưu tiên khác
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan tuyên bố cần phải gia nhập CPTPP và RCEP
16:44' - 22/03/2018
Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Thái Lan, ông Somkid Jatusripitak tuyên bố nước này cần phải gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để bảo vệ lợi ích thương mại.
-
DN cần biết
CPTPP: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
18:59' - 19/03/2018
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết tại Chile vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
CPTPP: Nhiều cơ hội cho ngành gỗ phát triển
17:52' - 14/03/2018
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), CPTPP mang lại cơ hội đối với ngành gỗ nhiều hơn là thách thức.
-
Kinh tế & Xã hội
CPTPP tác động như nào đến lao động Việt Nam
15:53' - 14/03/2018
CPTPP được ký kết bởi 11 quốc gia, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.