Nhật Bản dự kiến chi 14 tỷ USD phát triển đội máy bay chiến đấu mới
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đưa chi phí phát triển đội máy bay chiến đấu mới thay thế cho đội bay F2 của Lực lượng Phòng vệ trên không (MSDF), vốn dự kiến ngừng hoạt động vào những năm 2030, vào dự thảo ngân sách tài khóa 2020 (bắt đầu từ tháng 4/2020).
Theo báo Yomiuri, Nhật Bản sẽ tự đứng ra phát triển loại máy bay mới này với tổng chi phí dự kiến vào khoảng 1.500 tỷ yên (khoảng 14 tỷ USD). Nội bộ chính quyền Tokyo cho rằng Nhật Bản cần tự phát triển riêng đội máy bay thế hệ mới để nâng cao năng lực tác chiến trên không với mục đích kiềm chế các hoạt động trên biển của Trung Quốc.
Một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này có thể triển khai 90 máy bay loại mới được trang bị tên lửa hành trình tầm xa. Hiện nay, con số chi phí chính xác chưa được công bố vì đang trong giai đoạn tính toán và sẽ chỉ được chốt số vào cuối năm tài khóa 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020).
Tuy nhiên, Tokyo cũng có phương án sử dụng kỹ thuật của nước ngoài để phát triển máy bay do chi phí nghiên cứu, sản xuất quá cao và cũng cần tới hệ thống chia sẻ thông tin với quân đội Mỹ nên việc tự chế tạo một mình sẽ rất khó khăn.
Đại cương Kế hoạch Phòng vệ trung hạn được thông qua vào tháng 12/2018 có ghi rõ rằng sẽ phát triển đội máy bay của Nhật Bản trên cơ sở hợp tác với quốc tế.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn muốn kể cả hợp tác với nước ngoài thì nước này vẫn có quyền chỉnh sửa theo ý đồ của mình, nói tóm lại Nhật Bản vẫn là nước sản xuất đối với thân máy bay và các bộ phận quan trọng của hệ thống hoạt động của máy bay này.
Một lý do lý giải cho ý đồ này là nhằm duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng. Cách đây nhiều năm, Nhật Bản từng sản xuất loại máy bay chiến đấu tầm xa mang tên Zero từng được đánh giá rất cao, nhưng sau Chiến tranh Thế giới II, Nhật phụ thuộc vào các loại máy bay của Mỹ.
Đến năm 1977, Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phát triển thành công máy bay chiến đấu F1 nên cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất máy bay.
Tuy nhiên, thế hệ các chuyên gia phát triển máy bay của Nhật Bản giờ đây cũng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có cơ hội truyền lại bí quyết, kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối, do vậy việc tự phát triển máy bay lần này mang ý nghĩa lớn khi tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ để đảm bảo an ninh của Nhật Bản trong tương lai.
Liên quan đến kế hoạch hợp tác với nước ngoài, một phương án từng được xem xét là phát triển một loại máy bay dựa trên nền tảng máy bay F22 của Mỹ và sử dụng hệ thống điện tử của hãng Lookheed Martin.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết kế hoạch này không được ủng hộ bởi chi phí phát triển quá cao, lên tới 20 tỷ yên/máy bay và không chắc phía Lockheed Martin đã chịu công bố toàn bộ thiết kế của hệ thống.
Do vậy, Nhật Bản và Anh đang bàn với nhau khả năng phát triển chung vì nước Anh cũng đang có kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới Tempest trùng với thời điểm Nhật Bản dự định phát triển máy bay thay thế cho F2.
Nếu kế hoạch phát triển đội bay mới diễn ra đúng dự định vào những năm 2030 thì khả năng chiến đấu của đội bay tiêm kích Nhật Bản sẽ được nâng lên đáng kể với sự xuất hiện của 147 máy bay tiêm kích thế hệ mới F35 có khả năng chiến đấu đa dạng đối không, đối hạm và đối đất, cũng như 100 máy bay F15 có tính năng chiến đấu không đối không hữu hiệu được cải tiến và hiện đại hóa./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- đội máy bay chiến đấu
- quân sự
- vũ khí
- quốc phòng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lượng du khách Việt Nam tới Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 7/2019
10:55' - 22/08/2019
Trong tháng 7/2019, lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đạt hơn 2,99 triệu lượt người, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
3/4 số công ty Nhật Bản không tăng tiền thưởng trong hè 2019
08:44' - 21/08/2019
Các khoản chi trả tiền thưởng tại Nhật Bản trong những năm gần đây là khá cao, song do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tại đây rất khó tăng các khoản thưởng này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản duyệt thêm lô hàng vật liệu công nghệ cao xuất sang Hàn Quốc
11:25' - 20/08/2019
Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xuất khẩu sang Hàn Quốc lô hàng vật liệu công nghệ cao thứ hai kể từ khi áp đặt hạn chế xuất khẩu từ tháng 7 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28'
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.