Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp trụ lại sau đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura ngày 8/6 cho biết Nhật Bản nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thay vì nỗ lực thúc đẩy nhu cầu tổng thể trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cần tránh giảm sâu lãi suất vào vùng âm.
Nhận định trên của ông Yasutoshi Nishimura nhấn mạnh thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt trong việc hỗ trợ một nền kinh tế đang rơi vào đợt suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ sau năm 1945 trong khi nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Theo ông Nishimura, điều quan trọng nhất hiện nay của Nhật Bản là bảo vệ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp trụ lại trong giai đoạn dịch COVID-19. Ông Nishimura đưa ra nhận định trên khi được hỏi về việc liệu BoJ có cần xem xét các biện pháp kích cầu như giảm sâu lãi suất vào vùng âm. Giải pháp hỗ trợ nền kinh tế trong nước của Nhật Bản hoàn toàn khác với giải pháp của các nước phương Tây đang sẵn sàng chuyển từ các chính sách ứng phó khủng hoảng do dịch COVID-19 sang những chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Theo sáng kiến của ông Nishimura, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng hai gói kích thích kinh tế trị giá tổng cộng 2.200 tỷ USD để giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19. Trong khi đó, BoJ hồi tháng 4/2020 cũng hỗ trợ kinh tế Nhật Bản phục hồi khi nới lỏng chính sách tiền tệ trong hai tháng liên tiếp, tập trung vào các biện pháp giảm bớt tình trạng tài chính khó khăn của các doanh nghiệp. Về vấn đề liệu BoJ sẽ tham gia những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản để bơm vốn vào các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay không, ông Nishimura cho rằng đây là một vấn đề mà chính phủ nước này có thể giải quyết và hy vọng BoJ đóng vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan tài chính đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.Kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái trong quý I/2020 và dự kiến sụt giảm 20% trong quý II/2020 khi chính phủ nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng 4/2020 do dịch COVID-19 bùng phát, buộc người dân phải ở nhà và doanh nghiệp ngừng hoạt động./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.